Rủi ro sẽ luôn tồn tại trong bất kể ngành nghề nào không chỉ riêng NFT. Nhưng đối với NFT, rủi ro lại càng tồn tại nhiều hơn vì chúng là loại tài sản biến động mạnh, kém thanh khoản. Vì vậy,chúng ta cần quản trị rủi ro khi đầu tư NFT.
1.Quản trị tâm lý đầu tư
Không để cảm xúc ảnh hưởng đến giao dịch. Cảm xúc cá nhân là kẻ thù số một của những nhà giao dịch trên thị trường tài chính. Bởi khi một quyết định được đưa ra dựa trên yếu tố cảm xúc thì quyết định đó sẽ không thực khách quan và sáng suốt. Trong thị trường NFT càng bị yếu tố này chi phối nhiều hơn, vì khi bạn đầu tư vào bộ sưu tập nào đó chỉ vì bạn thích nghệ sĩ, thích văn hóa của cộng đồng đó hay chỉ đơn giản là yêu art hình vẽ của tác phẩm mà không quan tâm đến những yếu tố khác.
Chẳng hạn, khi có một tin tức xấu, tin FUD được lan truyền thì bạn sẽ hoang mang, lo lắng và nhanh chóng bán các tài sản có liên quan với giá thấp và chấp nhận chịu lỗ. Nhưng những tin tức đó chưa chắc đã là thật. FOMO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trader. cần phải kiểm soát lòng tham tránh tổn hại đến tài sản của mình. Nên cần tỉnh táo và research kỹ trước những quyết định “xuống tiền” đầu tư.
2. Thừa nhận rủi ro
Thừa nhận và chấp nhận rủi ro là khi bạn thực sự nghĩ rằng: rủi ro là một phần không thể thiếu đầu tư. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hành động của mình. Rủi ro và thua lỗ kia vẫn nằm trong kế hoạch của bạn và bạn vẫn kiểm soát tốt nó.
Đối với một tài sản có biến động mạnh và thanh khoản kém như NFT. Buộc các bạn cần phải có “một cái đầu lạnh” cắt lỗ và chốt lời khi cần thiết.
3.Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất
Loại bỏ hoàn toàn rủi ro và thua lỗ dường như là điều không thể nhưng trong đầu tư bạn có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất đến thấp nhất.
Bởi vì NFT là một tài sản có biên độ dao động mạnh so với các thị trường truyền thống khác như forex, chứng khoán,.. Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng bởi các đồng coin như ETH, SOL, BTC,.. Chắc chắn khi giao dịch bạn sẽ gặp nhiều tình huống bất ngờ cần đưa ra phương án giảm thiểu tổn thất. Bạn không thể ngồi yên chờ tiền trong túi mình dần cạn đi mà không có biện pháp nào.
Ví dụ: bạn nên bán NFT đi trước khi reveal vì thường sau giai đoạn này giá NFT sẽ giảm mạnh. Bộ sưu tập NFT Art Gobler nổi tiếng gần đây đạt đỉnh ATH: 20ETH và xuống 7 ETH trong vòng vỏn vẹn 3 ngày.
4.Tạo tâm lý thoải mái khi đầu tư
Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các nhà đầu tư. Khi bạn đã lên một kế hoạch đầu tư và các kịch bản có sẵn để đối phó với tài sản của mình nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Vì vậy, bạn nên dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư. Không nên “all-in” tất cả tài sản của mình vào thị trường đầy biến động này.
5.Xác định chiến lược và phân chia danh mục đầu tư trong NFTs
-
Xác định mục tiêu đầu tư
Ngắn hạn – Flip
Nếu bạn xác định chỉ Flip để kiếm lợi nhuận chênh lệch từ giá thì chỉ nên nắm giữ những NFT trong thời gian ngắn. Nhà đầu tư cần theo dõi thường xuyên chart giá và hoạt động của những ví khác đang năm giữ. Bởi vì khối lượng giao dịch và giá sàn có thể giảm mạnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, flipper nên dự phóng điểm thoát hàng, chốt lời trước khi NFT reveal hoặc đang trong giai đoạn HYPE.
Trung hạn
Đầu tư trung hạn thì bạn cần bám sát tin tức dự án, thị trường. Sẵn sàng bán ra khi tin tốt sắp đến, bạn cần quản lý kì vọng của mình, thực hiện điều chỉnh cần thiết với từng thời điểm, không nên quá tham lam, đặt giá thoát hàng quá cao.
Dài hạn
Dài hạn ở đây thường là ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Đòi hỏi bạn cần có tính kiên trì, quản lí được cảm xúc và tâm lý cá nhân. Bạn phải đặt hoàn toàn niềm tin vào tầm nhìn, tương lai của dự án. Chờ đợi ngày hưởng trái ngọt và tìm một điểm bán phù hợp. Dài hạn thường thì nhà đầu tư tìm kiếm và hold những bộ sưu tập Blue- chip.
Diamond hand – Hold to die
Đây thường là những người đam mê art hay hâm mộ artist tạo ra tác phẩm đó muốn lưu trữ giá trị kỉ niệm nên họ mua và không muốn bán. Hoặc đây là một số tài sản bị “lãng quên” trong ví, và biết đâu khi mở lại nhận được một khoảng lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, trong lúc “ngủ đông”, dự án đã dừng hoạt động lúc nào không hay.
-
Hiểu rõ vòng đời của NFT
Mỗi NFT đều có một vòng đời trên thị trường thứ cấp:
Mint –> Trước khi Pre-veal –> Sau khi Pre-veal –> HYPE –> Trưởng thành.
Nếu bạn là trader và flipper bạn nên bán NFT trong giai đoạn trước Pre-veal hoặc HYPE.
Nếu bạn là holder thì bán sau khi bộ sưu tập đã trưởng thành.
-
Đánh giá đâu là bộ sưu tập Blue-chip và Hidden gem NFT?
- Đội ngũ giàu kinh nghiệm và kiến thức.
- Cộng đồng active và organic.
- Art
- Utility NFTs
- Partnership
- Roadmap
-
Wallet tracking
Đầu tư theo chân cá mập và top holders là một chiến lược khôn ngoan. Các bạn có thể track các dữ liệu trên on-chain. Hoặc theo dõi các dòng tiền Smart money.
-
Sử dụng các tools hỗ trợ
Có những nhiều tools hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư NFTs. Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại link.
-
Tránh các hình thức phạm tội và lừa đảo trong NFTs
NFT ngày càng phát triển và phổ biến sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho hacker hoành hành. Nơi đây ví như miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ, chưa có những luật lệ và sự bảo vệ đúng đắn cho những người dùng sưu tầm và sở hữu NFT này. Bài viết dưới đây của Coin 101.tv sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức của chúng hoạt động.
Kết Luận
Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền mã hóa nói chung và NFT nói riêng có vai trò rất quan trọng. Vì việc này không những giúp nhà đầu tư bảo toàn nguồn vốn, tránh tình trạng cháy tài khoản mà còn giúp họ tìm kiếm những cơ hội đầu tư với lợi nhuận tiềm năng cao hơn.
Do vậy, để trở thành một nhà giao dịch chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về quản lý rủi ro cũng như tích lũy các kinh nghiệm cần thiết trong mỗi lần thực hiện giao dịch.