Thủ tướng sốt ruột khi dân mua tiền ảo nhưng chưa có luật bảo vệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự những khó khăn, thiếu sót lớn trong hệ thống luật pháp về vấn đề tiền ảo (tiền mã hóa) và rửa tiền.

Đầu tiên, mình xin đính chính một xíu là từ “tiền ảo” được các báo truyền thống nhắc tới là tiền mã hóa (cryptocurrency), chứ không phải tiền ảo là tiền không có thật (fake). Thật ra với một fan cứng của blockchain cũng như crypto, mình không thích từ tiền ảo lắm! Vì từ “tiền ảo” sai bản chất của tài sản chúng ta đang nói tới, đồng thời mọi người thường nhắc tới “tiền ảo” như là thứ gì đó lừa đảo và vô cùng rủi ro!

Bối cảnh luật pháp về tiền mã hóa ở Việt Nam

Tuy nhiên, mình vẫn dùng từ tiền ảo trong trường hợp này nhé!

Một câu ngắn gọn thì luật pháp Việt Nam chưa công nhận tiền ảo (tiền mã hóa). Nói cho dễ hiểu thì luật Việt Nam không có các nội dung hay khái niệm nào về tiền ảo. Và kết quả dễ thấy nhất là nếu bạn bị các công ty lừa đảo mua tiền ảo thì báo công an thì mấy chú công an cũng chả giúp gì được. Còn nếu ai đó lừa bạn mua nhà “giả”, quảng cáo sai sự thật về các loại chứng khoán thì sẽ bị công an bắt bỏ tù!

Mojito Markets – dự án IDO đầu tiên trên Aptos có gì “đặc sắc”? Dev Việt lùa gà?

Một vấn đề mình thấy khá thú vị ở Việt Nam là nhiều cửa hàng, dịch vụ cho phép dùng đồng Pi (Pi Network) để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

Thanh toán bằng đồng PiThanh toán bằng đồng Pi
Thanh toán bằng đồng Pi

Vấn đề này hoàn toàn vi phạm pháp luật, kể cả người mua lẫn người bán. Vì pháp luật Việt Nam quy định rõ chỉ có VND mới là phương tiện thanh toán chính thức và duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng có chỉ thị cấm ngân hàng và tổ chức tín dụng xử lý giao dịch liên quan đến crypto. Bạn không thể mua bán crypto với ngân hàng, ngân hàng cũng không thể cung cấp dịch vụ liên quan đến crypto.

Các công ty truyền thống mạnh tay đổ tiền vào các công ty crypto

Vì vậy, khi giao dịch P2P thì mọi người bị nhắc nhở rằng lúc ghi nội dung chuyển khoản thì không được nhắc tới các nội dung như tiền ảo, tiền mã hóa, ….

CEO Coinbase lại fud mùa đông crypto sẽ kéo dài hơn 1 năm

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không cấm crypto. Mọi hoạt động mua bán, đào vẫn được diễn ra mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Quốc hội muốn giám sát tiền ảo để phòng tránh rửa tiền

Rửa tiền là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Như mình đã nói ở trên, do hoạt động liên quan đến tiền ảo là ngoài vùng pháp luật nên nhiều người có thể lợi dụng để rửa tiền.

pháp lý

Tiền mã hóa cũng khá bảo mật thông tin khi sử dụng. Ví dụ là các ví phi tập trung như Metamask không cần khai báo thông tin người sử dụng. Thậm chí tinh vi và kỹ càng hơn, nhiều tội phạm rửa tiền còn sử dụng các máy trộn giao dịch như Tornado Cash để che giấu nguồn gốc tiền mã hóa.

Xem thêm: Binance bị cáo buộc hỗ trợ rửa tiền 2,35 tỷ USD, BNB bị điều tra vì nghi là “chứng khoán”

Vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên họp chiều 24.10 đã dành nhiều thời gian thảo luận tại tổ về luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi, trong đó nhắc đến tiền mã hóa rất nhiều lần.

“Hiện tại nước ta cấm, chưa công nhận giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, nhưng thực tế các giao dịch qua các loại tiền này đang phổ biến. Do đó, nếu chúng ta không quan tâm với vấn đề này ở dự luật lần này thì đây chính là kẽ hở của rửa tiền”

Tuy đây là vấn đề khá nóng và cấp thiết nhưng có vẻ Thủ tướng và Chính phủ chưa có những quyết định liên quan đến tiền mã hóa, ít nhất là trong tương lai gần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, vấn đề tiền ảo là thực tế song phải “cân nhắc”.

tin liên quan