Tất tần tật về nền tảng NFTfi

NFTfi là gì?

muc tieu cua NFTfi 1024x553 1

NFTfi là giao thức thanh khoản hàng đầu cho NFT. Dự án giúp chủ sở hữu NFT tăng  khả năng khoản bằng nhiều cách khác nhau như: vay, cho vay,… Các dự án trong mảng NFTfi cũng sẽ giúp tăng khả năng tối ưu hóa dòng tiền cho những nhà sưu tầm NFT, tạo ra nhiều động lực để họ mua và tích trữ NFT như một loại tài sản có giá trị lâu dài hơn là một phương tiện đầu cơ như hiện tại.Với các nhà cung cấp thanh khoản, họ sử dụng NFTfi để kiếm các ưu đãi hấp dẫn hoặc trong trường hợp người vay không trả được nợ, họ sẽ có cơ hội nhận được NFT với mức chiết khấu cao so với giá trị thị trường.

Mục tiêu của NFTfi

NFTfi muốn xây dựng một tiện ích cộng đồng hoàn toàn phi tập trung, không cần cấp phép, do người dùng làm chủ sở hữu cùng với đó là hỗ trợ tài chính liền mạch của các nền kinh tế dựa trên NFT thông qua các cơ chế đổi mới và các ứng dụng thân thiện với người dùng.

Cách hoạt động của NFTfi

NFTfi

 

Người cho vay sẽ đề xuất cho người vay các điều khoản dựa trên giá trị của NFT được mang thế chấp. Nếu hai bên đồng ý thì NFT sẽ bị khoá lại trong một smart contract kèm theo các điều kiện đã đề xuất ở trên. Khi có một hợp đồng kết thúc thành công, NFTfi sẽ thu phí 5 % trên phần lãi mà người cho vay nhận được.

Ví dụ: A cho B vay 1ETH, kèm theo các đề xuất cần thực hiện, nếu B đồng ý thì NFT sẽ được khoá lại trong một Smart contract và B nhận tiền. Sau 1 tháng hợp đồng kết thúc thành công (tức B hoàn thành các đề xuất khi vay để nhận lại NFT), A được hoàn trả lại 1,05 ETH từ B, B nhận lại NFT của mình. Trong đó A nhận được gồm có 1 ETH gốc và 0,05 ETH là khoản lãi A thu được. Như vậy NFTfi sẽ nhận được khoản phí là 0,05 ETH * 5 % = 0,0025 ETH.

Ưu điểm NFTfi

NFTfi

NFTfi có một ưu điểm vượt trội với các dự án lending khác giúp họ nhận được sự yêu thích từ các nhà sưu tập và nghệ sĩ. Đó là khả năng tiếp cận thanh khoản đối với NFT mà không cần bán tài sản. Từ đó mang lại sự linh hoạt tài chính chưa từng có cho những người nắm giữ NFT, đặc biệt nếu họ có một tỷ lệ lớn danh mục đầu tư của họ bị khóa trong các tài sản kém thanh khoản này.

Một vài ví dụ về tính thanh khoản thu được qua NFTfi có thể được sử dụng bao gồm:

  • Phục vụ nhu cầu thanh khoản tức thời (ví dụ: bao gồm các vị thế ký quỹ)
  • Tận dụng các cơ hội đầu tư ngắn hạn (ví dụ: khai thác thanh khoản năng suất cao hoặc trượt giá NFT)
  • Tận dụng các cơ hội đầu tư dài hạn (ví dụ: mua bất động sản; các khoản vay dài hạn hiện được hỗ trợ trong NFTfi V2)
  • Trì hoãn việc bán NFT theo kế hoạch vì các điều kiện thị trường cơ hội hơn
  • Trì hoãn việc bán NFT theo kế hoạch để hoãn thuế lợi tức vốn tiềm năng
  • Các nhu cầu tài chính cho “cuộc sống thực” mà không cần phải bán tài sản NFT có giá trị

Hạn chế của NFTfi

  • Tính thanh khoản của các tài sản NFT không được cao, nên khi so với những nền tảng ứng dụng thuần Defi, NFTfi được nhìn nhận kém hơn nhiều mặt.
  • Vốn hoá thị trường thấp bởi NFT là một thị trường mới nổi trong thời hạn gần đây và ứng dụng chưa được nhiều.
  • Giá trị thực của mỗi NFT chưa được chứng minh và khẳng định nên việc định giá không hề dễ dàng.
  • Hiện chỉ đang hỗ trợ blockchain Ethereum.

Đối tác và nhà đầu tư

NFTfi

NFTfi

Các mảng chính của NFTfi 

uu diem cua NFTfi 1024x553 1

  • Borrowing

Bạn có thể dùng NFT của mình để làm tài sản thế chấp trên NFTfi.com ( NFT nằm trong danh sách cho phép của sàn). Sau đó, bạn có thể chọn về số tiền, thời hạn và lãi suất cho vay. Bạn có thể chỉ định các điều khoản mong muốn, nếu bên cho vay cũng đồng ý với những điều khoản trên thì NFT của bạn sẽ được chuyển đến hợp đồng thông minh ký quỹ NFTfi (địa chỉ V1: 0x88341d1a8F672D2780C8dC725902AAe72F143B0c, địa chỉ V2: 0xf896527c49b44aAb3Cf22aE356Fa3AF8E331F280). Hợp đồng thông minh giữ NFT một cách an toàn cho đến khi nó được bạn  hoàn trả khoản vay hoặc được Người cho vay yêu cầu trong trường hợp không trả được nợ đúng hạn (mặc định).

Bạn có thể trả khoản vay bất kỳ lúc nào trước khi đến hạn, nhưng bạn vẫn phải trả toàn bộ số tiền lãi. Hoặc trong tình huống Khi người đi vay không trả được nợ, thì người cho vay sẽ tịch biên NFT đó. Họ sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất và khoản vay không còn có thể được hoàn trả thông qua nền tảng NFTfi

  • Lending

Tiếp tục đến hình thức Cho vay. Với tư cách là Người cho vay, bạn có thể duyệt tất cả tài sản thế chấp NFT có sẵn và đưa ra các đề nghị cho vay bằng cách đề xuất số tiền, thời hạn và lãi suất cho vay. Sau khi bạn gửi một đề nghị. Bạn có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ một đề nghị bất kỳ lúc nào trước khi nó được chấp nhận. Nếu đề nghị cho vay của bạn không được chấp nhận, nó sẽ tự động hết hạn sau 7 ngày.

Khi Người vay chấp nhận đề nghị cho vay của bạn, số tiền tương ứng sẽ được tự động khấu trừ vào tài khoản của bạn. Kể từ đây, với tư cách là Người cho vay, bạn không thể hủy khoản vay trước khi hết hạn, tuy nhiên, Người vay có thể hoàn trả sớm khoản vay.

Nếu một khoản vay không được Bên vay trả lại đúng hạn, thì tài sản đó sẽ bị Bên cho vay tịch thu tài sản. Nếu bạn nhấp vào ‘Foreclose’, NFT sẽ được chuyển vào ví của bạn.

  • Whitelist NFTfiWL là danh sách cụ thể  các bộ sưu tập NFT được sử dụng làm tài sản thế chấp trên nền tảng NFTfi.Nhóm NFTfi đặt mục tiêu phê duyệt 3-5 dự án mới mỗi tuần, dựa trên một số tiêu chí định lượng (ví dụ: giá sàn và tính thanh khoản) và định tính (ví dụ: tính active của cộng đồng).Họcó kế hoạch trao quyền quyết định về danh sách trắng cho cộng đồng NFTfi vào khoảng năm 2022. Hiện tại, người dùng có thể đề xuất các bộ sưu tập NFT mới để lập danh sách trắng bằng cách sử dụng biểu mẫu danh sách trắng này .

    Các tiêu chí hiện tại bao gồm:

    • Giá sàn lớn hơn 1 ETH
    • Khối lượng giao dịch lớn hơn 500 ETH
    • Triển khai tiêu chuẩn ERC721

Các kênh của NFTfi

tin liên quan