NFT – một công cụ marketing tuyệt vời 

NFT – Một hình thức Marketing & truyền thông Crypto  tuyệt vời 

Marketing

NFT là xu hướng marketing mới không thể bỏ qua. Hầu hết các nhãn hàng hiện nay đều tận dụng những giá trị hữu ích của NFT để thúc đẩy chiến dịch Marketing của họ, giúp tăng nhận diện thương hiệu, thu hút cộng đồng và đa dạng hóa nguồn doanh thu. Các nhãn hàng đã khéo léo biến NFT trở thành cầu nối hoàn hảo thu hẹp khoảng cách giữa Web2 và Web3. Điều này đã dần hiện rõ hơn khi hoàng loạt các “ông lớn” Web2 dần dần đổ bộ vào ngành công nghiệp tỷ đô này như Meta, Nike, Gucci, Cocacola, Porsche, Warner Music,..

Lợi ích của NFTs trong marketing

  • Hiệu quả về chi phí: Việc tạo NFT khá đơn giản nên chi phí tương đối thấp, giúp tiết kiệm vốn và tối đa hóa lợi nhuận. Tránh được nhiều rủi ro về hàng tồn và những chi phí phát sinh không đáng có.
  • Dễ dàng kích cầu: NFT vốn dĩ độc nhất, không thể sao chép được, nguồn cung giới hạn .Vì vậy, nếu là một marketer giỏi họ sẽ lợi dụng điểm này của NFT để đánh mạnh vào tâm lý “không đụng hàng”,  “FOMO” của người tiêu dùng kích cầu một cách hiệu quả.
  • Nâng cao nhận thức thương hiệu: Lợi ích rõ ràng nhất của việc tạo NFT là tạo ra nhận thức về thương hiệu. Giờ đây, NFT yêu thích của bạn có thể làm PFP trên Twitter (Twitter Blue), Reddit. Ngoài ra, Instagram có tích hợp NFT tạo thành collectibles của từng cá nhân trên MXH này. Chia sẻ thành các bài đăng trên Facebook. Điều đó, giúp thương hiệu ngày càng được phủ sóng, viral trên nhiều kênh mạng xã hội khác nhau. Hoặc đấu giá thông qua NFT vì mục đích từ thiện truyền tải các thông điệp về cộng đồng, thu hút thiện cảm của người dùng.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: NFT có thể kết hợp với Metaverse, AR, VR,.. tạo ra nhiều trải nghiệm độc đáo, thú vị cho khách hàng. Điều này giúp tăng tỷ lệ giữ chân, tương tác và chuyển đổi được nhiều lượng khách tiềm năng hơn.
  • Tăng sự gắn kết và tương tác của khách hàng: NFT có thể giúp tạo ra tệp khách hàng mới. Ngoài ra,nhãn hàng có giữ chân và tương tác trực tiếp với khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. Tạo ra BST phiên bản giới hạn, sự kiện IRL, airdrop, …  Chương trình khách hàng thân thiết như Starbuck hay Clinique.
  • Marketing cá nhân và crowdfunding (gọi vốn cộng đồng):  Các nhà sáng tạo, thương hiệu muốn tìm kiếm sự tài trợ từ cộng đồng người hâm mộ, có thể thu hút họ thông qua việc phát hành NFT như một phần thưởng. Đối với nhà đầu tư, NFT này giống như khoản trả trước cho sản phẩm của những nghệ sĩ mà họ ưa thích. Nếu dự án, sản phẩm của thương hiệu thành công thì NFT này cũng sẽ tăng giá trị.
  • Đa dạng hoá doanh thu và lợi nhuận: Cơ hội hấp dẫn nhất cho các thương hiệu và những người sáng tạo nội dung là mở rộng thêm một kênh giúp tăng doanh thu. Một số nhãn hàng đình đám ở Web2 đã đạt được con số doanh thu “khủng” khi ra mắt hàng loạt BTS NFT

nft brand revenues

Cases study: 

  • Coca-Cola

Coca-Cola cùng loạt thương hiệu lớn đua nhau gia nhập sân chơi NFT - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cuối tháng 7/2021, để kỷ niệm Ngày Quốc tế Tình bạn, gã khổng lồ trong ngành nước giải khát Coca-Cola vừa phát hành một bộ sưu tập kỹ thuật số NFT để bán đấu giá và quyên góp số tiền bán được cho Thế vận hội đặc biệt quốc tế – sự kiện thể thao dành cho người khuyết tật trí tuệ. Vật phẩm này được đấu giá lên tới 575 nghìn USD để kỉ niệm ngày đặc biệt này.

  • Starbuck- Chương trình khách hàng thân thiết

photo 2022 12 16 11 00 00

Người dùng sẽ thu thập các tem “journey stamps” (tem hành trình), tìm hiểu về lịch sử tạo nên thương hiệu Starbucks. Mỗi NFT sẽ có giá trị và độ hiếm nhất định. Những thành viên thuộc chương trình khách hàng thân thiết Starbucks Reward sẽ có cơ hội  tương tác với các nghệ sĩ và tham gia nhiều sự kiện độc quyền và nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn khác.

  • Gucci 

gucci 1

Thương hiệu thời trang Gucci đã tạo ra những đôi giày thể thao ảo để cho phép khách hàng trải nghiệm trước khi mua. Việc kết hợp công nghệ NFT và thực tế ảo VR đã cho thấy tư duy đi đầu của các thương hiệu trong ngành thời trang và giày dép. Tạo ra nhiều trải nghiệm ấn tượng, mới mẻ thu hút khách hàng.

Tổng kết: 

Trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện tại, NFT vẫn còn là “vùng đất màu mỡ” chưa được khai phá. Đây là thách thức cũng như cơ hội cho các thương hiệu khai thác NFT như là một công cụ marketing mới nhằm nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng và tạo ra nguồn doanh thu tuyệt vời. NFT phá vỡ bối cảnh tiếp thị truyền thống. Đã đến lúc các thương hiệu và nhà bán lẻ bắt đầu áp dụng NFT vào chiến lược marketing của mình. Trong tương lai, với tốc độ phát triển nhanh chóng của NFT, tiềm năng ứng dụng trong ngành tiếp thị và quảng cáo là rất lớn. 

 

tin liên quan