Tương lai NFT sẽ như thế nào nếu áp dụng mô hình “0% royalty fee”

Mô hình miễn phí tiền bản quyền đang gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng NFT.

DeGods becomes a zero fee project 1024x586 1

Xu hướng “0% royalties fee” đang bùng nổ làm chao đảo cả thị trường NFT. Thậm chí các NFT marketplace lớn nhất hiện nay như Magic Eden cũng áp dụng chính sách cho người dùng tuỳ chọn tiền phí bản quyền. Hay gần đây nhất, bộ sưu tập blue chip đứng đầu Solana – DeG0ds đã tuyên bố sử dụng hình thức này để tranh giành thị phần. Nhưng đây sẽ là một thử thách lớn đối với các bộ sưu tập NFT nhỏ lẻ. Bởi vì, hầu hết các dự án đều dựa vào phí bản quyền là nguồn thu chính để phát triển. Họ sẽ dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường này bất cứ lúc nào. Vậy “0% royalties fee” tốt hay xấu? Và tương lai cũng NFT sẽ đi về đâu nếu áp dụng chính sách này?

1 7ACJOnD1KtSgDUyPO9r4Jg 1

Mỗi NFT marketplace sẽ có mức phí bản quyền khác nhau. Thông thường nó sẽ dao động từ 5–10% . Các creators có thể chọn đặt mức tiền bản quyền cao hoặc thấp để tối đa hóa nguồn tài chính cho dự án NFT. Tiền bản quyền sẽ giúp nghệ sĩ tạo ra nguồn thu nhập thụ động, có nguồn doanh thu để duy trì dự án.

Phong trào “miễn phí tiền bản quyền” xuất phát từ việc các nhà sưu tập muốn “lách luật”, họ sử dụng nền tảng Famous Fox Federation giao dịch OTC để tiết kiệm phí bản quyền cũng như phí nền tảng. Tiếp theo, các nền tảng AMM NFT ra đời, tiêu biểu là SudoSwap – AMM NFT đầu tiên trên Ethereum ra đời cung cấp mô hình giao dịch phí bản quyền 0%. Hay Solanart, Magic Eden, HadeSwap, Yawww trên Solana công bố chuyển sang mô hình “optional royalties”. Cho phép người mua lựa chọn việc trả phí theo ý thích, thậm chí là bằng 0. Tiếp đến là DeGods, một trong những bộ sưu tập blue chip hàng đầu trong giới NFT đã ủng hộ làm phong trào này càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Việc thu phí tiền bản quyền là tất yếu, điều đó thể hiện sự tôn trọng “chất xám” đối với những người sáng tạo. Đó là nguồn doanh thu họ đáng được nhận. Nhưng các dự án quá phụ thuộc vào nó thì sẽ không tốt. Họ nên tự tạo ra các mô hình kinh doanh khác có nguồn thu ổn định, bền vững.

Nếu nguồn thu chính của dự án là phí bản quyền => Dự án sẽ tạo ra nhiều thông tin tiêu cực lẫn tích cực (FUD, shill, drama) để cộng đồng Panic sell hoặc FOMO => trading volume sẽ tăng => từ đó thu được nhiều phí royalty.

Cộng đồng chính là yếu tố quan trọng giúp một thương hiệu NFT hay web3 thành công. Nhưng nếu cộng đồng với lượng trader, flipper nhiều => holder ít => sẽ mất đi chất lượng cộng đồng => giá trị bộ sưu tập sẽ giảm giá trị.

Chủ sở hữu và dự án là mối quan hệ cộng sinh. Nhưng dự án mất doanh thu sẽ dẫn đến mất động lực phát triển. Đặc biệt, đối với các bộ sưu tập nhỏ lẻ dựa vào phí bản quyền là nguồn thu nhập chính sẽ dễ bị đào thải khỏi thị trường. Các “ông lớn” ủng hộ phong trào này điều thấy “lợi ích” ngắn hạn trước mắt và không suy nghĩ lâu dài. Họ bành trướng và muốn độc chiếm thị phần này, điều đó sẽ khiến dòng tiền mới không đổ vào thị trường, liệu ngành NFT có còn bền vững hay sẽ sụp đổ dần.

Dưới đây là những tranh cãi gay gắt từ cộng đồng web3:

Frank- founder của DeGods cho rằng:

Phí bản quyền không nên tồn tại nếu nó chỉ được xem là điều nên làm, phí bản quyền nên là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các nhà sáng lập và người sở hữu, là động lực thúc đẩy xây dựng mối quan hệ 2 bên.

Nếu không có phí bản quyền cũng được nhưng các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc gia tăng phí mint dự án và rug pull xảy ra nhiều hơn.

Hay có ý kiến cho rằng: dự án có thể giữ lại một số lượng supply cho mình. Ví dụ: các nghệ sĩ và người sáng tạo có thể giữ một phần lớn nguồn cung NFT khi ra mắt. Larva Labs đã giữ lại 1.000 trong số 10.000 Crypto Punks ban đầu và không lấy tiền bản quyền đối với doanh số thứ cấp trị giá hơn 2 tỷ đô la.

Beeple – một nghệ sĩ nổi tiếng trong giới NFT thể hiện quan điểm riêng của mình: anh ủng hộ cho việc nên thu phí nghệ sĩ. Vì đó là số tiền họ đáng được nhận. Nhưng mô hình này sẽ bền vững hơn khi chuyển phí từ người bán trả sang người mua sẽ trả.

 

Bên cạnh đó, dự án NFT Simp3r ủng hộ 100% bảo vệ tiền bản quyền cho các creators. Họ gắn nhãn những NFT của người mua không trả phí bản quyền. Xem như là một sự “trừng phạt” đối với những người không tôn trọng tác giả.

Câu chuyện xoay quanh về phí bản quyền đang còn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng NFT. Tương lai vẫn hi vọng sẽ ra mắt một giải pháp thích hợp cho cả người sưu tập lẫn nghệ sĩ sáng tạo. Vì đây là mối cộng tác win -win, cộng sinh cùng phát triển sẽ giúp tạo ra một sân chơi bên vững cho NFT.

tin liên quan