Mastercard ra mắt ứng dụng chống lừa đảo cho crypto

Mastercard vừa ra mắt dịch vụ mới cho phép ngân hàng tìm và phòng chống gian lận trên nền tảng thương mại tiền điện tử. 

coin98

Trong ngày 4/10, Mastercard, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hàng đầu thế giới sẽ cho ra mắt dịch vụ Crypto Secure, giúp ngân hàng tìm và phòng ngừa gian lận trên nền tảng thương mại tiền mã hóa.

Theo CNBC, ứng dụng mới này được gọi là Crypto Secure và nó là một hệ thống sử dụng các thuật toán AI tinh vi để xác định rủi ro tội phạm liên quan đến trao đổi tiền điện tử trên mạng thanh toán Mastercard. Dịch vụ này được cung cấp bởi CipherTrace, một công ty startup về bảo mật blockchain được Mastercard mua lại vào năm ngoái. Có trụ sở tại Menlo Park, California, CipherTrace giúp các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ điều tra các giao dịch bất hợp pháp liên quan đến tiền điện tử.

Ajay Bhalla, Giám đốc kinh doanh công nghệ của Mastercard, cho biết tính năng này giúp các đối tác tuân thủ quy định của địa phương trong mảng tiền mã hóa.

“Chúng tôi muốn cung cấp loại niềm tin khi giao dịch tài sản kỹ thuật số cho người dùng, ngân hàng và doanh nghiệp”,

Crypto Secure được phát triển bởi Cipher Trace, một công ty bảo mật được Mastercard mua lại vào năm 2021. Công cụ này sẽ đưa ra lời khuyên về các giao dịch tiền mã hóa cho ngân hàng. Hiện tại, mạng lưới Mastercard có khoảng 2,400 sàn giao dịch tiền mã hóa.

Vận hành dựa trên dữ liệu từ blockchain, hồ sơ công khai về các giao dịch tiền điện tử cũng như các nguồn khác, ứng dụng mới này là một phần nỗ lực của Mastercard trong việc giải quyết vấn nạn lừa đảo trên thị trường tiền điện tử ngày càng gia tăng.

Theo dữ liệu từ công ty phân tích blockchain Chainalysis, số lượng tiền điện tử đổ vào các ví có liên hệ tội phạm đã tăng lên mức kỷ lục 14 tỷ USD trong năm 2021 trong khi năm 2022 ghi nhận hàng loạt các vụ hack lớn nhắm vào các nhà đầu tư tiền điện tử.

You'll soon be able to use cryptocurrencies with your Mastercard

 

Dù thị trường tiền kỹ thuật số đang phải hứng chịu sự sụt giảm mạnh gần đây, số lượng tội phạm lừa đảo không hề có dấu hiệu giảm bớt. Một phương pháp đặc biệt phổ biến để lừa các nhà đầu tư tiền điện tử trong năm nay là khai thác các cầu nối blockchain – các công cụ được sử dụng để trao đổi tài sản từ mạng lưới tiền điện tử này sang mạng lưới tiền điện tử khác. Dữ liệu của Chainalysis cho biết, khoảng 1,4 tỷ USD đã bị mất do hành vi lừa đảo này kể từ đầu năm 2022.

Ngoài việc lừa đảo, tiền điện tử cũng nhận phải nhiều chỉ trích do khả năng bị lợi dụng để thu lợi bất chính, rửa tiền hay các hình thức bất hợp pháp khác.

Tuy nhiên với Crypto Secure, các ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ khác sẽ được thông báo về các mối nguy này. Cụ thể, khách hàng sẽ được nhìn thấy trên một bảng điều khiển các xếp hạng được mã hóa bằng màu sắc đại diện cho rủi ro của hoạt động đáng ngờ đi cùng mức độ rủi ro khác nhau. Nếu như màu đỏ đại diện cho mức độ đáng ngờ cao, màu xanh lá cây sẽ đại diện cho sắc thái an toàn.

Điều này cũng tương đương với việc Crypto Secure không đưa ra phán quyết về việc có nên từ chối một giao dịch tiền điện tử cụ thể hay không. Ngược lại, quyết định đó sẽ phụ thuộc vào chính các tổ chức phát hành thẻ. Trước đây, Mastercard đã từng sử dụng công nghệ tương tự để ngăn chặn gian lận trong các giao dịch tiền tệ fiat. Với Crypto Secure, tập đoàn đang mở rộng chức năng tương tự sang bitcoin và các loại tiền ảo khác.

CNBC trích dẫn ông Ajay Bhalla, chủ tịch kinh doanh mạng và tình báo của Mastercard, cho biết, động thái này là nhằm đảm bảo các đối tác của công ty có thể “tuân thủ các quy định phức tạp trong bối cảnh hiện nay”.

Dù vẫn còn tương đối non trẻ, toàn bộ thị trường tài sản kỹ thuật số hiện nay đã phát triển thành một thị trường khá lớn. Do đó, công ty muốn tạo dựng niềm tin về các giao dịch tài sản kỹ thuật số cho người tiêu dùng, ngân hàng và người bán tương tự như cách mà các giao dịch thương mại kỹ thuật số đã làm được.

Tên thực tế, các nỗ lực này của Mastercard cũng đi cùng với xu hướng thị trường khi ngày càng có nhiều ngân hàng và công ty thanh toán tham gia vào cuộc cạnh tranh giao dịch và lưu trữ tài sản kỹ thuật số. Tháng trước, Nasdaq đã trở thành công ty tài chính được thành lập mới nhất tham gia vào vòng vây tiền điện tử của Phố Wall, đồng thời tung ra các dịch vụ lưu ký cho các khách hàng tổ chức.

Bitcoin Payments Card Are Coming To Asia Pacific, Courtesy Of Mastercard

Trong khi đó, các chính phủ trên khắp thế giới đang tìm cách áp đặt các biện pháp hạn chế mới đối với lĩnh vực tiền điện tử vốn chưa được quy định chặt chẽ. Ngay trong tháng 9 mới đây, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phát hành khuôn khổ đầu tiên với các quy định cho ngành công nghiệp tiền điện tử ở Mỹ. Liên minh châu Âu cũng đã phê duyệt các luật tiền điện tử mang tính bước ngoặt của riêng mình.

Mastercard cũng đang tìm cách bắt kịp đối thủ chính của mình là Visa – công ty đã thực hiện các khoản đầu tư đáng chú ý trong lĩnh vực tiền điện tử. Trong quý tài chính đầu tiên của năm 2022, Visa cho biết đã tạo điều kiện cho các giao dịch trị giá 2,5 tỷ USD từ các thẻ được liên kết với tài khoản tại một nền tảng tiền điện tử.Vào năm 2021, Visa cũng triển khai dịch vụ tư vấn tiền điện tử để đưa ra lời khuyên cho khách hàng về mọi thứ từ việc triển khai các tính năng tiền điện tử đến khám phá các NFT.

tin liên quan