Free-to-Own là gì? Cơ chế mới của GameFi liệu có bền vững?

Free-to-Own là gì?

Gần đây, một thuật ngữ mới toanh trong ngành GameFi đã ra đời “Free-to-Own” (F2O). Liệu Free-to-Own có phải là  “bánh vẽ” mới được các quỹ đầu tư (VCs) và công ty game Web3 thổi phồng nhằm tạo trend mới cho GameFi hay không?

Dẫn đầu xu hướng “Free- to-own” này chính là Limit Break. Vào cuối tháng 08/2022, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử khá ảm đạm Studio game Limit Break được thành lập bởi Gabe Leydon đã gây được tiếng vang lớn trong giới game web3 khi họ thành công huy động được 200 triệu USD từ các nhà đầu tư như Buckley Ventures, Paradigm, FTX, CoinBase Ventures, Shervin Pishevar, Anthos Capital, SV Angel và Standard Crypto, để xây dựng một trò chơi blockchain mới. Điều này cũng chứng tỏ mức độ hấp dẫn của game Web3, Metaverse đối với các quỹ đầu tư.

Trong một cuộc phỏng vấn với GamesBeast, Leydon đã đưa ra một số tuyên bố rằng:

“Chúng tôi đặc biệt chú trọng vào free to own, điều mà tôi tin rằng sẽ thay thế các trò chơi free to play.”

Free-to-Own GameFi Model

Theo founder của Limit Break, Gabriel Leydon, mô hình Free-to-Own mới sẽ sở hữu một số khía cạnh kể sau:

  • Cộng đồng được hình thành dựa trên yếu tố hoàn toàn miễn phí
  • Loại trừ những  động cơ, hình thức scam, lừa đảo từ phía dự án
  • Cộng đồng sẽ được free mint và hoàn toàn được sở hữu chúng.
  • Những NFT này sẽ là “factory” để sản xuất ra các NFT khác

1.Cộng đồng 

Theo như kinh nghiệm vốn có trong ngành công nghiệp GameFi của Leydon, anh có những góc nhìn mới mẻ về việc phát hành NFT trong game Web3.

Cụ thể, việc mint một NFT trong game với với mức giá cố định sẽ tạo động lực và tâm lý muốn chốt lời càng sớm càng tốt của các nhà đầu tư, (tâm lý muốn về bờ). Người chơi luôn muốn bảo tồn số vốn bỏ mình bỏ ra.

Mô hình Free-to-Own mới sẽ phát hành các bộ sưu tập free và stealth mint tương tự như dự án DigiDaigaku. Theo đó, các NFT sẽ được giveaway hoàn toàn, hoặc ko được neo giá ở bất kỳ giá mint cố định nào. Từ đó, chủ sở hữu của các NFT này sẽ có thêm động lực để nắm giữ và ủng hộ hệ sinh thái game lâu hơn, Vì cơ bản họ không mất tiền mà còn được chơi miễn phí.

Ngoài ra, Free-to-Own mang đến một mô hình GameFi với ít sự phân tầng vị thế và nhiều động lực thúc đẩy các nhà đầu tư dài hạn nhất có thể. Việc phát hành NFT miễn phí đồng nghĩa với việc sẽ không có sự phân biệt vị thế giữa người chơi được nhận Whitelist, pre-sale. Sẽ tạo được sự công bằng, minh bạch trong mô hình Game mới này.

Free-to-Own sẽ tạo ra một cộng đồng gồm những người hâm mộ, trung thành, yêu thích tựa game chứ không phải vì ROI của dự án.

2. Loại trừ động cơ Scam, rug-pull

Mô hình ” Free-to-Own” sẽ cho phép mint NFT miễn phí, điều đó làm giảm khả năng rug-pull hay Scam của các dự án.

Limit Break giveaway toàn bộ NFT cho cộng đồng. Khía cạnh này của mô hình Free-to-Own đảm bảo rằng người dùng sẽ không gặp bất kỳ rủi ro mất mát nào khi tham gia dự án.

3. Quyền sở hữu 

Điểm đặc biệt của Free-to-Own khác với hình thức game free-to-play truyền thống là không những cho phép người chơi truy cập vào game hoàn toàn miễn phí mà còn cho phép họ nắm trong tay NFT.

4.Factory NFT Model

Factory NFT hay tạm dịch là nhà máy phát hành NFT . Trong đó các holders của  Factory NFT có thể sử dụng NFT này để phát hành ra một lượng NFT mới nhất định (chủ yếu là NFT vật phẩm, gameplay). Số lượng phát hành sẽ phụ thuộc vào mỗi season game khác nhau. Điều đó cho thấy các holders cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hành và cân bằng nền kinh tế trong game chứ không đơn thuần là đứng ở góc độ khai thác giá trị như những tựa GameFi khác.

Hình bên dưới là ví dụ cho mô hình Card Factory NFT

Ví dụ cho một mô hình Card Factory NFT.

Liệu Free-to Own có bền vững?

Leydon cũng đã cho biết,

“Với Free-to-Play, các nhà phát triển bỏ ra một khoảng thời gian mày mò trong tối để mang đến một sản phẩm mà họ không chắc chắn về việc người dùng sẽ tiếp nhận nó như nào. Sau đó họ tung nó ra thị trường và hi vọng rằng người dùng sẽ hứng thú và xuống tiền”.

Thuật ngữ  “Free-to-Own” trông có vẻ rất tiềm năng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua.

Phí bản quyền 

Thách thức đầu tiên của mô hình này chính là phí bản quyền. Hiện tại vấn đề về phí bản quyền vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Với hình thức mới nhưng “Free-to-Own” cũng cần nguồn doanh thu là phí bản quyền để duy trì hoạt động.

Với hình thức “Free to Own” thì các Studio game sẽ không có lợi nhuận từ việc mint NFT ban đầu. Nhưng bù lợi họ sẽ có nguồn doanh thu nhỏ từ các thị trường thứ cấp.  Limit Break thu 10% mỗi lần bán Digi theo cách này. Trò chơi cũng sẽ dự trữ một số lượng NFT nhất định cho dự án và đội ngũ để bán theo giá thị trường sau này. Điều này, tạo động lực cho team tiếp tục gắn bó sáng tạo ra một trò chơi chất lượng và phát triển cộng đồng mạnh mẽ hơn. Nó cũng sẽ thu hút nhiều người mua hơn trên thị trường thứ cấp, làm tăng khối lượng và giá giao dịch.

Ví dụ hiện tại  NFT Digidaiku Genesis được list trên Sudoswap. Việc bán NFT này sẽ không trả phí bản quyền cho Limit Break.

Digidaiku Genesis NFTs listed on Sudoswap

Vốn 

Thách thức tiếp theo mà mô hình mới này cần phải đối mặt là chính là nguồn vốn dồi dào. Các studio game phải có đủ tài nguyên để xây dựng và phát triển trò chơi mà không cần dựa vào doanh thu bán NFT ban đầu. Vì vậy, họ phải thật sự huy động được nguồn vốn khá mạnh từ các VC. Điển hình Limit Break đã huy động thành công  200 triệu USD để áp dụng cho mô hình “free-to-own” này.

Tính độc quyền 

Những vấn đề xung quanh tính độc quyền của Digidaigaku đã được Loopify (Người sáng lập/CEO Treeverse) chỉ ra những điểm yếu của nó:

“Vấn đề với mô hình free to own là nó chỉ hỗ trợ những người mua ban đầu, hiện tại giá sàn trên chợ thứ cấp là hơn $20K. Nếu họ có dự định mint thêm NFT miễn phí nào, họ sẽ phải nghĩ đến một mô hình khác ngoài stealth vì nhu cầu này quá cao.”

Lời cảnh báo đến từ CZ

Trước những rầm rộ nổi lên xung quanh mô hình GameFi mới của Limit Break, CZ đã thẳng thừng lên tiếng cảnh báo Free-to-Own là một mô hình GameFi với rủi ro cực cao. Cảnh báo này đi kèm với một lí do vô cùng đơn giản là:

CZ cũng giải thích thêm về việc không có bất kỳ thứ gì trong giới DeFi này là thật sự miễn phí. Thậm chí việc các CEXs cho phép giao dịch Bitcoin và Ethereum với phí giao dịch bằng 0 cũng nghiễm nhiên bởi vì các sàn có thể lấy đủ doanh thu từ cặp giao dịch khác.

Từ đó CZ chỉ ra việc các dự án mới cho phép người dùng tham gia một cách hoàn toàn miễn phí có thể là một cái bẫy lừa đảo được cài sẵn cho các người tham gia sớm.

Kết luận

Liệu “Free-to-Own” có trở thành trend mới bùng nổ trong tương lai hay không? Đây là một câu hỏi khó, vì không ai có thể biết trước được tương lai. Điều này thời gian sẽ trả lời. Vì đã có nhiều studio game áp dụng mô hình mới này nhưng đã thất bại.

Free-to-Own quả thực đã cho thấy một số tiềm năng và giải pháp nhất định trong việc xây dựng một cộng đồng bền vững gồm những người hâm mộ, yêu thích tựa game thật sự chứ không phải vì ROI của dự án.  nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức về nguồn kinh phí, duy trì nền kinh tế trong game tránh lạm phát, tính độc quyền,….

Free-to-Own

Có thể nói Limit Break không phải là người đầu tiên theo xu hướng F20 này, nhưng có thể nói họ là người theo đuổi bền bỉ nhất và xứng đáng có những thành công hiện tại khi ra mắt bộ sưu tập DigiDaigaku.

Có lẽ sẽ cần thêm thời gian để ta thấy được các giải pháp mà Limit Break mang đến cho câu chuyện dòng vốn trả thưởng bền vững cũng như các cơ chế kiểm soát lạm phát buộc phải có để có thể cân bằng và duy trì nền kinh tế game. Đưa mô hình “Free-To-Own” đầy hứa hẹn này lên một tầm cao mới trong giới game Web3.

 

 

tin liên quan