Danh sách các KOL đình đám bị cáo buộc “Shill” NFT quá mức

NFT đang dần nổi lên và thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện việc nhiều KOL nổi tiếng “Shill” NFT một cách quá mức. Hiện tại, vẫn chưa có sự tham gia điều tra chính thức từ FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang) , nhưng họ đang lên kế hoạch và phương án để ngăn chặn tình trạng trên.

Shill coin là gì? Shill coin có lợi hay hại? Cách nhận biết?

Vậy “shilling” là gì? “shilling” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong giới Crypto và NFT. Nó có nghĩa đơn giản là “quảng bá” quá mức cho một dự án nào đó. Thường thì các dự án sẽ thuê những người nổi tiếng, KOL có tầm ảnh hướng lớn chia sẻ các nội dung quảng cáo công khai nhằm lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng, từ đó làm tăng lượng mua vào và đẩy giá đồng coin, token  hoặc NFT lên cao, sau đó bán ra ồ ạt để kiếm khoản lợi nhuận lớn.

Ví dụ: chỉ cần một câu tweet của triệu phú Elon Musk cũng khiến Doge coin tăng đột biến. Hay như Kim Kardashian đã lên bài quảng cáo cho một đồng token ít tên tuổi là EthereumMax trên Instagram cá nhân với hơn 276 triệu người theo dõi. Tom Brady – tiền vệ bóng bầu dục nổi tiếng cũng được chọn làm người quảng cáo cho sàn FTX. Hay Paris Hillton đã “Shill” dự án 888 trên Twitter của cô ấy. Mark Cuban vì đã quảng bá sai sự thật về các sản phẩm crypto của Voyager.

 

Nhóm cơ quan giám sát người tiêu dùng Truth in Advertising (TINA.org) đã chỉ đích danh 19 “celeb” quảng bá/ shill NFT bất chính trên mạng xã hội và lợi dụng “danh tiếng” cùng với dự án để trục lợi. Danh sách bao gồm: DJ Khaled, Drake Bell, Eminem, Eva Longoria, Floyd Mayweather, Gwyneth Paltrow, Jimmy Fallon, Logan Paul, Madonna, Meek Mill, Neymar Júnior, Paris Hilton, Shaquille O’Neal, Snoop Dogg, Timbaland, Tom Brady và Von Miller.

Mặc dù không dính đến hình phạt pháp lý nào, nhưng  TINA.org đã gửi thư đến những KOL trên, nêu rõ sự bất bình và giải thích với họ nhưn thiệt hại tiềm tàng mà hành động shilling có thể gây ra cho công chúng.

Mặc dù không đính kèm bất kỳ hình phạt pháp lý nào, TINA.org đã gửi thư đến những celeb này vào ngày 08/08, nêu rõ sự bất bình và tư vấn về thiệt hại tiềm tàng mà hành động shilling có thể gây ra cho công chúng.

Trước đó, TINA.org đã từng gửi thư cho Justin Bieber, Witherspoon và Reese Witherspoon với yêu cầu ngừng Shill token và NFT. Phía đại diện pháp lý của một số KOL đã phủ nhận cáo buộc và tuyên bố không nhận bất kỳ lợi ích vật chất nào từ dự án.

03198039131f05115cf8fe62faf4b32f

Hiện tại thì FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang) chưa nhúng tay vào việc điều tra.Nhưng theo FTC, những người có tầm ảnh hưởng phải tiết lộ bất kỳ kết nối quan trọng nào với các thương hiệu mà họ đang quảng cáo. Ngoài ra còn vi phạm hành vi đạo đức với việc “lùa gà” và “úp bô” cộng đồng. Quảng cáo sai sự thật về dự án,…

Vấn đề “quảng cáo” quá mức này thường xuyên xảy ra trong cộng đồng NFT. FTC trước đây đã tập trung rất nhiều vào việc kiểm tra chặt chẽ các quảng cáo, đặc biệt là trên Instagram từ những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng. Điển hình là vụ việc của Kardashians, nó lớn đến mức họ đã thay đổi các quy tắc và luật về quảng cáo trên mạng xã hội.

Shill

Một bức thư trên bài báo của BuzzFeed:

“Chúng tôi nhận thấy rằng việc “quảng cáo” NFT của những người nổi tiếng đầy rẫy sự lừa dối, họ chỉ nói về những “cái tốt” của dự án một cách quá mức, nhưng bỏ sót thông tin quan trọng khác, chẳng hạn như như rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào các tài sản kỹ thuật số, tác hại tài chính có thể gây ra từ các khoản đầu tư đó và các lợi ích cá nhân mà người quảng bá có thể thu được nhờ các quảng cáo. ”

Vào năm 2017, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cũng đã lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn trọng với các đợt ICO được người nổi tiếng “chống lưng” :

“Các nhà đầu tư nên lưu ý rằng sự chứng thực của người nổi tiếng có vẻ không thiên vị, nhưng có thể là quảng cáo trả phí. Những người nổi tiếng này thường không có đủ chuyên môn để đảm bảo rằng khoản đầu tư đó là phù hợp và tuân thủ pháp luật liên bang.”

Cũng theo SEC, những KOL sử dụng mạng xã hội để khuyến khích người theo dõi mua cổ phiếu hoặc các khoản đầu tư khác là bất hợp pháp nếu họ không tiết lộ bản chất, nguồn gốc và số tiền được bồi thường.

“Shill” trong ngành tiền điện tử và NFTs ngày càng phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, mọi người nên xem xét cẩn thận, DYOR trước khi đầu tư để tránh mất tiền oan. Và mong rằng cơ quan chính quyền nên gia nhập vào để điều tra và ngăn chặn những tình trạng bất cập trên.

 

tin liên quan