Thanh toán lương bằng stablecoin là bất hợp pháp tại Trung Quốc

Tòa án tuyên bố USDT bị cấm khi dùng để thanh toán lương

Bất chấp lệnh cấm toàn diện crypto của chính phủ Trung Quốc đối với ngành tiền mã hóa vào năm ngoái, một số công ty tại đây dường như vẫn sử dụng stablecoin như Tether (USDT) để trả lương cho nhân viên của họ.

Tether USDT

Tòa án Nhân dân quận Triều Dương – Bắc Kinh đã ra phán quyết rằng các stablecoin như USDT không được phép sử dụng để thanh toán lương, Beijing Daily đưa tin vào hôm nay.

Theo đó, tòa án Trung Quốc tuyên bố rằng các loại tiền mã hóa như USDT không thể lưu hành trên thị trường như một loại tiền tệ hợp pháp, đồng nghĩa với việc các nhà tuyển dụng chỉ trả lương cho nhân viên bằng các loại tiền tệ chính thức như đồng nhân dân tệ (RMB).

Phán quyết được đưa ra cho vụ kiện liên quan đến một nhân viên của công ty blockchain địa phương kiện chủ lao động của anh ta vì đã không trả lương bằng Nhân dân tệ.

Trích dẫn lệnh cấm toàn diện của Trung Quốc đối với tiền mã hóa được thực thi vào tháng 12/2021, tòa án chỉ ra rằng các loại tiền kỹ thuật số như USDT không có tư cách pháp nhân hợp lệ, yêu cầu của nguyên đơn là hoàn toàn tuân thủ luật pháp địa phương và tòa án ủng hộ điều đó. Do đó, tòa đã yêu cầu các bị đơn phải trả tổng cộng hơn 270.000 RMB (40.000 USD) tiền lương và thưởng hàng năm còn nợ cho nguyên đơn.

Yifan He, Giám đốc điều hành của Red Date Technology – một công ty công nghệ có liên quan đến mạng lưới Blockchain toàn quốc BSN của Trung Quốc đã bình luận rằng:

“USDC hoặc USDT là các loại tiền tệ dành cho việc thanh toán, không phải là tài sản đầu cơ. Một khi chúng được quy định đầy đủ thì chúng vẫn ổn.”

USDT là đồng tiền lớn thứ ba sau Bitcoin (BTC) và Ether (ETH) về vốn hóa thị trường và được giao dịch hàng ngày nhiều nhất. Tại thời điểm viết bài, khối lượng giao dịch hàng ngày của USDT đang ở mức 57 tỷ USD, cao hơn 247% so với toàn bộ khối lượng giao dịch hàng ngày của Bitcoin.

Tổng cung các loại stablecoin
Nguồn cung của các stablecoin

Tuy nhiên, mới đây các quỹ đầu tư đã liên minh với nhau liên tục tung ra các tin đồn xấu gây ảnh hưởng đến danh tiếng của Tether, thậm chí còn bán khống (short) USDT. Tất cả được cho rằng xuất phát từ cơ chế bảo chứng không chắc chắn của đồng coin này và mối quan hệ mập mờ của Tether với Celsius, Three Arrows Capital – hai mắc xích lớn trong chuỗi ngày khủng hoảng thanh khoảng vừa qua và đã đệ đơn xin phá sản. Tether cũng đang chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ đối thủ trực tiếp Circle (USDC) khi mà vốn hóa của USDC đã gần chạm tới con số của USDT. Xu hướng của các nhà đầu tư cũng cho thấy sự tin tưởng vào USDC mạnh mẽ hơn là cho USDT.

tin liên quan