Fed yêu cầu Voyager loại bỏ các tuyên bố ” sai sự thật” về các khoản tiền được FDIC bảo hiểm

Fed và FDIC cáo buộc Voyager đã đưa ra những tuyên bố “sai sự thật và gây hiểu lầm” khi nói với khách hàng rằng tiền của họ đã được FIDC bảo hiểm.

Voyager

Vào ngày 6 tháng 7, Voyager đã đệ đơn xin phá sản, với lý do khoản nợ lên tới 10 tỷ đô la với khoảng 100.000 chủ nợ trong bối cảnh thị trường hỗn loạn do sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra và sau đó trở nên tồi tệ hơn khi Voyager đã có khoản đầu tư 661 triệu đô la vào quỹ đầu cơ tiền điện tử 3AC thất bại.  Sau khi tuyên bố phá sản, họ lại có ” những tin đồn thất thiệt” gây hiểu nhầm về việc những khoảng tiền của khách hàng đầu tư trên nền tảng của Voyager sẽ được bảo hiểm bởi FIDC.

Trong một bức thư chung được viết vào ngày 28/7 bởi Seth Rosebrokfrom Jason Gonzales, trợ lý tổng cố vấn tại Cục Dữ trữ Liên bang (FED) và Tổng công ty bảo hiểm gửi Tiền Liên bang (FDIC) gửi cho Voyager Digital, cáo buộc họ đã đưa ra những tuyên bố “sai sự thật và “gây hiểu lầm” rằng tiền của khách hàng gửi trên nền tảng Voyager sẽ được FIDC bảo hiểm. Đó là:

  1. Bản thân Voygager đã được FIDC bảo hiểm.
  2. Khách hàng đầu tư tiền điện tử trên nền tảng Voyager sẽ nhận được bảo hiểm FDIC cho tất cả các khoản tiền được cung cấp cho, giữ bởi, trên hoặc với Voyager.
  3.  FDIC sẽ bảo đảm cho khách hàng khỏi sự thất bải của chính Voyager.

Trong bức thư cũng đã yêu cầu Voygager cung cấp văn bản xác nhận việc tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý trong vòng hai ngày làm việc và cung cấp đầy đủ tất cả các danh sách liên quan đến bất kỳ tham chiếu nào của bảo hiểm FDIC trong 10 ngày.

Để làm rõ việc này, Vào ngày 8 tháng 7, FDIC đã công bố một cuộc điều tra về các tuyên bố của Voyager về việc được FDIC bảo hiểm thông qua quan hệ đối tác của công ty với Ngân hàng Thương mại Metropolitan.

voyager fdic insured

“MCB là một tổ chức lưu ký có các khoản tiền gửi được FDIC bảo hiểm. Hội đồng Thống đốc là cơ quan quản lý liên bang chính của MCB”, các nhà quản lý cho biết. Tóm lại, MCB được FDIC bảo hiểm không có nghĩa là Voyager với tư cách là một công ty cũng được FDIC bảo hiểm”.

“Điều đó có nghĩa là bạn được bảo hiểm trong trường hợp MCB bị lỗi, lên đến tối đa 250.000 đô la cho mỗi khách hàng của Voyager. Bảo hiểm FDIC không bảo vệ khỏi sự cố của Voyager, nhưng cần phải nói rõ: Voyager không giữ tiền mặt của khách hàng, tiền mặt đó được giữ tại MCB. “

Trang web của Voyager hiện tuyên bố rằng họ đã làm việc với FDIC để cập nhật và làm rõ ngôn ngữ xung về các điều khoản liên quan đến bảo hiểm FDIC vào đầu năm 2021 và đầu năm 2022.

Hiện tại, ngôn ngữ liên quan đến bảo hiểm FDIC quy định rằng USD trong tài khoản tiền mặt Voyager được giữ tại Ngân hàng Thương mại Metropolitan (MCB) và được FDIC bảo hiểm.

“Bảo hiểm FDIC không bảo vệ khỏi sự thất bại của Voyager, nhưng cần phải nói rõ: Voyager không giữ tiền mặt của khách hàng, tiền mặt đó được giữ tại MCB.”

Cuối cùng thì Voyager cũng đã chấp hành và thay đổi để tránh gây hiểu nhầm và hoang mang cho dự luận.

tin liên quan