Drama tranh cãi về phí bản quyền NFT 

Mặc cho tình hình thị trường ảm đạm, NFT vẫn đang bùng nổ. Hiện tại nhiều nền tảng NFT marketplace ra mắt với thông báo sẽ triển khai việc “miễn phí” tiền bản quyền trả cho tác giả khi giao dịch NFT. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng.

Phí bản quyền

Khác với các sàn NFTs truyền thống khác như OpenSea, Maigc Eden. SudoSwap một giao thức AMM dành riêng cho NFT mới ra đời và thu hút đông đảo người dùng khi tạo dựng một thị trường NFT có tính thanh khoản cao và  đặc biệt không cần trả phí bản quyền lại cho tác giả gốc (toàn bộ phí trong giao dịch sẽ được chuyển thẳng về quỹ của SudoSwap) và chính vì vậy, phí giao dịch trên nền tảng này cũng sẽ rẻ hơn so với các sàn NFT khác. Ngoài ra, một sàn giao dịch NFTs khác trên Ethereum là X2Y2 cũng đã ra thông báo sẽ triển khai tính năng cho phép người mua có toàn quyền quyết định trong việc trả phí bản quyền cho tác giả. Đồng nghĩa với việc này là, người dùng sẽ chọn mức phí “0 đồng”.

Những tranh cãi trên cộng đồng Twitter:

Một lập trình viên nổi tiếng trong cộng đồng NFTs là @0xfoobar cũng đã đưa ra một vài quan điểm để ủng hộ cho việc xóa bỏ phí bản quyền trong một bài blog mới nhất trên Substack

Anh nói rằng: “Phí bản quyền sẽ gây chia rẽ giữa tác giả và người mua”.

Cụ thể, anh nhận thấy rằng khi dự án muốn thu về phí bản quyền nhiều hơn, họ sẽ tìm cách tăng khối lượng giao dịch lên. Do đó,họ sẽ cố tình tạo ra những đợt fomo và panic sell ngắn hạn nhằm mục đích thu về nhiều phí giao dịch nhất có thể chứ không thực sự quan tâm đến chất lượng của bộ sưu tập.

0xfoobar đã đề xuất một giải pháp là sử dụng Thuế Harberger (Harberger Tax) mà trong đó, người dùng sẽ tự định giá tài sản của mình và trả một khoản phí tương ứng với mức giá đã đưa ra. Khi áp dụng Thuế Harberger, tài sản sẽ luôn được “treo bán” (thay vì chỉ được phép nắm giữ). Bất kì ai, trong bất kể khoảng thời gian nào, cũng có thể mua lại loại tài sản này.

Đáp lại đề xuất này, @punk6529, founder của dự án Open Metaverse, đã lập luận rằng Thuế Harberger chỉ hoạt động hiệu quả trên lý thuyết. Trên thực tế, nó càng làm tồi tệ hơn, khi tạo ra khoảng cách giàu – nghèo. Vì lúc này, người giàu sẽ có nhiều điều kiện về vốn để trả nhiều thuế hơn khi định giá tài sản của mình cao hơn nhưng những người có ít điều kiện về vốn sẽ gặp vấn đề về thanh khoản khi bị buộc phải trả một khoản thuế cao hơn dòng tiền họ thu được để rồi từ đó, họ buộc phải định giá tài sản của mình thấp đi và cuối cùng thì những loại tài sản này sẽ luôn bị mua lại bởi những con “cá voi” trên thị trường.

Hơn nữa, @punk6529 cũng cho rằng áp dụng Thuế Harberger lên một loại tài sản như NFTs là một ý tưởng “điên rồ” vì NFTs là một loại sản phẩm về văn hóa chứ không phải là một công cụ kiếm tiền như đất đai và do đó, áp dụng hình thức đánh thuế này sẽ chỉ làm cho NFTs bị thâu tóm bởi những cá nhân hay tổ chức giàu có, đi ngược lại với triết lý vì cộng đồng vốn có của những dự án NFTs.

Tiếp theo là một bài thread của @cygaar_dev, developer của dựa án Azuiki: 

cygaar chỉ ra một số vấn đề trong những đoạn code mà các dự án như sudo hay X2Y2 tạo ra. Anh cho rằng cả Sudoswap hay X2Y2 họ chỉ đang thu hút người dùng sử dụng nền tảng của mình bằng cách miễn phí phí nghệ sĩ, nó sẽ không thực sự bền vững trong thời gian dài. Đối với các dự án “blue chip” như  BAYC, Azuki, CloneX,… một phần lớn trong nguồn thu nhập của họ là tiền bản quyền. Nếu không có nguồn doanh trên thì liệu các dự án có còn tha thiết tạo ra nhiều utility chất lượng nhất, tốt nhất cho cộng đồng không? Liệu họ có thực hiện đúng roadmap mình đã đề ra ban đầu hay không? Hay họ chỉ tạo ra  các bộ sưu tập kém chất lượng, sau đó thu hút dòng tiền đổ vào càng nhiều càng tốt rồi “scam”, “rugpull” ôm tiền của cộng đồng bỏ chạy.

Phí bản quyền

Tóm lại, tất nhiên việc giảm đi phí bản quyền vô cùng có lợi cho người mua nhưng sẽ là một thiệt thòi rất lớn với các nghệ sĩ và các tác giả – những người có đóng góp quan trọng trong việc tạo nên giá trị cho dự án.

Một số giải pháp, ngăn chặn những hành vi “bất công” đối với nghệ sĩ NFT, không thể nào cắt giảm hoàn toàn những phần phí mà Artist đáng được hưởng nên cộng đồng đã đưa ra những đề xuất ví dụ như: chặn hẳn một số sàn NFT và chỉ cấp quyền truy cập đối với một số sàn NFT nhất định; hoặc áp dụng một khoản phí cứng (“flat fee”) cho mỗi lần chuyển nhượng. Hoặc các sàn có thể điều chỉnh lại mức phí royalties  một cách hợp lí hơn.

Nhưng bên cạnh đó người dùng vẫn có thể tận dụng những khe hở của sàn để “lách luật”:

– Gửi NFT và nhận lại tiền trong hai giao dịch khác nhau, tương tự như giao dịch OTC.

– Mua bán NFT với giá thấp trên sàn để giảm đi phí bản quyền và trả nốt phần tiền còn lại thông qua một giao dịch khác on-chain hoặc off-chain giữa hai ví.

– Sử dụng wrapped contracts: tương tự như cách làm thứ nhất, phức tạp hơn nhưng cũng hạn chế được phần nào rủi ro khi giao dịch OTC. Phiên bản “wrapped” sẽ được dẫn tới bộ sưu tập gốc, còn những tác phẩm gốc sẽ được chuyển tới một bên thứ ba nắm giữ (chuyển tokens từ ví này sang ví khác sẽ không bị tính phí bản quyền). Token wrapped sẽ được xem như một tờ giấy khế ước để chủ sở hữu có quyền sở hữu NFT bản gốc của họ sau khi đã thanh toán đầy đủ giá cả cho người chủ trước đó.

Những tranh cãi về phí bản quyền vẫn còn tồn động và gây xôn xao trong cộng đồng NFT. Trước những bất cập trên, mong các sàn NFTs truyền thống như Opensea, Magic Eden hay cả các nền tảng NFT AMM như Sudoswap, X2Y2 sẽ tinh chỉnh mức phí hợp lí cho cả người mua và cả những nghệ sĩ tạo ra NFT, để cộng đồng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

 

tin liên quan