Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ kiện Meta vì “độc quyền Metaverse”

Kế hoạch mua lại một nhà sản xuất ứng dụng thể thao VR của Meta có thể thất bại vì FTC kiện Meta sau nhiều thương vụ thành công khác. Mục đích của vụ kiện là nhằm ngăn chặn Meta thâu tóm toàn bộ thị trường công nghệ VR/AR và tương lai xa là metaverse.

Ủy ban Thương Mại Liên bang Hoa Kỳ
Ủy ban Thương Mại Liên bang Hoa Kỳ

FTC cho rằng Meta đang cố độc quyền thị trường metaverse

Kế hoạch mua lại một nhà sản xuất ứng dụng thể thao VR của Meta có nguy cơ đổ bể vì Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) đã đâm đơn kiện công ty.

FTC đã cáo buộc việc mua lại đơn vị phát triển VR Within và ứng dụng thể dục Supernatural của Meta là bất hợp pháp theo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ và là một cách “cạnh tranh dựa trên thành tích”.

Trong một thông báo hôm nay, đơn kiện nêu rõ Meta là “một bên tiềm năng trong thị trường ứng dụng thể thao thực tế ảo” có đủ nguồn lực để tự phát triển ứng dụng của riêng mình, nhưng thay vào đó, họ đã chọn thâu tóm Supernatural bằng cách mua lại Within. Động thái này sẽ chặn đứng “sự đổi mới và cạnh tranh” giữa các công ty trong nước.

“Việc mua lại người dùng, nội dung và nhà phát triển mới sẽ góp phần cho quá trình tự củng cố giành lấy vị trí dẫn đầu của công ty. Từ đó kìm hãm sự năng động của thị trường mà vốn dĩ nên được thúc đẩy bởi các công ty cạnh tranh theo những cách có lợi, chẳng hạn như bổ sung các tính năng hữu ích cho sản phẩm hoặc tuyển dụng thêm nhân viên.”

FTC cũng lưu ý rằng Meta đã dành vài năm qua để mua lại nhiều studio VR nổi tiếng như Beat Games, đội ngũ đứng sau tựa game VR nổi tiếng Beat Sabre. Tương tự, cơ quan cũng kết án rằng việc sở hữu nhiều studio sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới cạnh tranh.

Meta đã từng tiết lộ kế hoạch thu mua Within với giá 400 triệu USD vào tháng 10 năm ngoái. Trừ khi có sự can thiệp từ phía tòa án, thương vụ vẫn có thể sẽ diễn ra đúng kế hoạch vào ngày 01/08.

CEO Meta Mark Zuckerberg

Động thái kiện tụng trên dường như không khiến Meta “giật mình” vì đây không phải là lần đầu tiên. Trước đó vào năm 2020, FTC đã khiếu nại chống lại Facebook (trước khi đổi tên thành Meta), vì hành vi mua lại WhatsApp 19 tỷ USD (2014) và Instagram 1 tỷ USD (2012) cũng với lý do quan ngại tương tự. FTC quả quyết rằng việc thâu tóm các nền tảng này đã gây ra mối đe dọa trực tiếp khiến các đối thủ cạnh tranh khó đạt được quy mô lớn trong lĩnh vực.

Trong quá khứ, Siu – Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Animoca Brands, cũng đã từng gọi Meta là “mối hiểm họa” đối với metaverse mở trong một cuộc phỏng vấn.

Trong bản tường trình, Meta đã bác bỏ tuyên bố của FTC, cho rằng việc mua lại sẽ giúp “rót vốn đầu tư mới vào mảng thể dục VR” cũng như phủ nhận Supernatural và Beat Saber là những dự án tương tự nhau, Meta tiến hành các thương vụ trên vì nhìn thấy tiềm năng của chúng chứ không phải thâu tóm, bóp chết công ty để dành độc quyền.

Liên quan: Mark Zuckerberg cho biết Instagram sẽ thử nghiệm NFT bắt đầu từ tuần này

Phản hồi từ Meta

Đại diện Meta phản hồi:

“Trường hợp của FTC dựa trên ý thức hệ và suy đoán, không phải bằng chứng. Nhận định việc mua lại sẽ dẫn đến kết quả phản cạnh tranh trong không gian năng động với nhiều sự gia nhập và tăng trưởng như hoạt động thể dục trực tuyến và được kết nối đơn giản là không đáng tin cậy.”

Kể từ khi đổi thương hiệu thành Meta vào tháng 10 năm 2021, công ty truyền thông xã hội này đã liên tiếp công bố nhiều sáng kiến ​​mở rộng sang metaverse và NFT. Vào tháng 5, Meta đã khai trương cửa hàng truyền thống đầu tiên cung cấp các thiết bị công nghệ thực tế ảo ở Khu vực Vịnh San Francisco.

Liên quan: Meta khai tử Novi, tiếp tục hướng tới tương lai Metaverse

tin liên quan