Toàn tập về nền tảng AMM NFT – HadeSwap

HadeSwap là gì? 

HadeSwap

Đây là nền tảng AMM dành riêng cho NFT, HadeSwap tạo ra một NFT marketplace hoạt động phi tập trung. Với HadeSwap người dùng có thể tiếp cận nguồn thanh khoản tức thì  bằng nhiều cách khác nhau như tạo Pool trở thành nhà cung cấp thanh khoản (LP) để thu phí chênh lệch. 
  • Hiện tại phí nền tảng 0%, sau này sẽ tăng lên 0.5% ( 100% phí nền tảng thu được sẽ chia lại cho ABC Holders ngay từ đầu).
  • 0% phí bản quyền cho mỗi giao dịch nhưng có thể tùy chỉnh nếu người dùng muốn trả royalty fee cho nghệ sĩ. (không hoạt động trong phiên bản Lite beta)
  • Mua, bán NFT
  • kiếm SOL

Cơ chế DCA NFT tự động

DCA – cơ chế trung bình giá.
Ví dụ: giả sử bạn muốn bán một bộ sưu tập có 5 NFT với những mức giá khác nhau.
Tất nhiên, bạn luôn có thể niêm yết hàng loạt chúng ở mức giá sàn và hy vọng nó sẽ được bán nhanh chóng, nhưng nó sẽ làm giảm giá trị bộ sưu tập của bạn. Nhưng với cơ chế DCA của HadeSwap là liệt kê riêng từng NFT ở một mức giá khác nhau theo đường cong (cơ chế trung bình giá tự động): một NFT  ở mức giá sàn, một  NFT khác giá cao hơn một chút, v.v. cho đến khi bạn liệt kê 5 NFT của mình.  
Tuy nhiên, với HadeSwap, bạn có thể tạo ra pool sell với 5 NFT đó và đặt nó để giá tự động tăng y% hoặc + x SOL mỗi khi NFT được mua từ pool bạn tạo. Nếu giá sàn giảm xuống, bạn sẽ chỉ cần điều chỉnh một thông số duy nhất, đó là giá sàn pool của bạn.  
Ngược lại, khi bạn muốn mua một NFT nào đó, nhưng hiện tại giá quá cao, bạn không muốn vào lệnh lúc này, nên bạn sẽ đặt giá bid cho mỗi NFT và hy vọng nó khớp lệnh.  Thay vì đặt giá bid (giá thầu) như vậy, thì bạn có thể tạo một cái Pool mua trên HadeSwap với mức giá mà bạn mong muố. Nguyên tắc tương tự như đối với các pool bán – Chỉ cần đặt giá bạn muốn mua và tự động HadeSwap sẽ tính toán cho lần mua tiếp theo, sau khi giảm giá x (tính bằng SOL) hoặc y% .
Đây là cách bạn có thể  DCA NFT của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất. 
Tạo cả Pool bán và pool mua
Two-sided liquidity pools đây là sự kết hợp giữa buying pool and a selling pool. Cơ chế này cho phép bạn mua thêm NFT nếu giá giảm đến một mức nhất định và bán những NFT đó nếu giá tăng.
Bằng cách làm như vậy, bạn đang cung cấp thanh khoản hiệu quả cho cả hai bên bán và mua nhờ vào cơ chế AMM.  Bạn sẽ trở thành nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers) và thu lợi nhuận từ phí chênh lệch. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng bản chất của nó giống như cơ chế của DeFi và được áp dụng vào NFT.
Ưu điểm HadeSwap
  • Tính thanh khoản cao: Tính thanh khoản cao có nghĩa là bạn có thể sẽ luôn có thanh khoản tức thì cho NFTs của mình. Bạn chỉ cần bán vào những Pools có sẵn trên HadeSwap.
  • Trở thành chủ sàn: bất kì ai đều có thể tạo pools trở thành nhà cung cấp thanh khoản và thu lại lợi nhuận bằng phí.  Bạn có thể trở thành chủ của một sàn như Magic Eden hay OpenSea chẳng hạn.
  • Tập trung thanh khoản giá sàn:Hiện tại người ta cho rằng sẽ thú vi hơn khi mua hai NFTs giá sàn như nhau hơn là mua một cái giá sàn và một cái rare hay epic. Bởi vì sự thanh khoản tập trung nhiều vào gía sàn của bộ sưu tập, Tương lai, HadeSwap sẽ tạo ra Pools trade dựa trên những đặc điểm thuộc tính có rank khác nhau và tất nhiên sẽ có nhiều thanh khoản hơn cho các NFT các độ hiếm cao hơn.
  • Hạn chế nhầm lẫn: không có việc bị list nhầm giá khi bán, vì cơ chế AMM NFT sẽ tự lọc theo giá sàn.

Nó có rủi ro không?

Hiện tại vấn đề duy nhất của cơ chể AMM trong cả DeFi và NFT là Impermanent Loss (trượt giá).

Về bản chất, IL là một khoản lỗ tạm thời xảy ra khi cung cấp tính thanh khoản .

Trong một thế giới hoàn hảo không có IP, các nhà cung cấp thanh khoản (LP) sẽ chỉ thu tiền từ toàn bộ phí giao dịch. Liquidity Provider tất nhiên vẫn có thể sinh lời ngay cả trong trường hợp xảy ra IP, miễn là IP <phí thu được là đúng.

Đó chỉ đơn giản là sự khác biệt giữa việc hold NFT và SOL của bạn so với việc cung cấp NFT và SOL đó cho nhóm thanh khoản: nếu giá của NFT tăng, nhóm thanh khoản sẽ tự cân bằng lại và có khả năng việc hold NFT của bạn có thể mang lại lợi nhuận.

Cách mua NFT

Bước 1: Chọn mục  “collections” và chọn bộ sưu tập bạn muốn mua

1 3

Bước 2: Chọn NFT bạn muốn mua và thêm vào giỏ hàng.

Bước 3: Mở giỏ hàng và nhấn “Swap” để tiến hành giao dịch.

2 1

Cách tạo Buying Pools NFT

Bước 1: Chọn mục  “collections” và chọn bộ sưu tập bạn muốn mua.

Bước 2: nhấn vào   “+ create pool ” và chọn “buy NFTs with tokens

NFT
Bước 3:
HadeSwap
Trên phần cài đặt, bạn có thể điền vào các thông số sau để đặt lệnh mua của mình cho bộ sưu tập:
  • Spot price = giá mà bạn muốn bắt đầu offer để mua (theo giá SOL)
  • Bonding curve= cơ chế giá nào bạn muốn chọn linear curve/exponential curve (đường cong tuyến tính / đường cong hàm mũ, tính theo %)
  • Delta = linear curve (đường cong tuyến tính) , đó sẽ là phần tăng thêm (giá SOL) mà bạn muốn mua NFT tiếp theo của bộ sưu tập. Exponential curve (theo %),  đó sẽ là mức tăng (tính bằng%) mà bạn muốn mua NFT tiếp theo của bộ sưu tập.

Ví dụ : Bạn muốn mua 3 NFT Okay Bears với:

TH1:

Spot price : 100 SOL

Bonding curve: Bạn chọn linear curve – Delta: 1 – (1 SOL)

Thì NFT thứ 1: 100 SOL, NFT 2: 101 SOL Và NFT 3: 102 SOL

TH2:

Spot price : 100 SOL

Bonding curve: Bạn chọn Exponential curve – Delta: 1.5 – (1.5% )

Thì NFT thứ 1: 100 SOL, NFT 2: 101.5 SOL (100 +1.5%) SOL Và NFT 3: 103 SOL

Bước 4: Khi bạn đã chọn các thông số mong muốn cho nhóm thanh khoản của mình, hãy nhấp vào ” Creat pool”, bạn có thể ký giao dịch và lệnh mua của bạn cho bộ sưu tập sẽ được kích hoạt.

Cách bán NFT

Bước 1: Chọn mục  “collections” và chọn NFT bạn muốn bán.

Bước 2: Chọn “sell”

Bước 3: chọn NFTs bạn muốn bán và click “Swap”

Bước 4: Bạn kí xác nhận giao dịch và hoàn thành việc bán

Cách tạo selling pool (pool bán)

Bước 1: Chọn mục “my pools) ở góc phải màng hình và nhấn vào mục ” + create pool”

Bước 2: Chọn NFt mà bạn muốn bán

spaces%2FPE8hrpdw9YXz530NlzgR%2Fuploads%2FN8qOCb38AE5PK9SSFptj%2Fimage

Bước 3: nhấn vào “sell NFTs for token”

Bước 4: Trong phần cài đặt , bạn có thể điền vào các thông số sau để đặt lệnh mua của mình cho bộ sưu tập:

  • Spot price = giá mà bạn muốn bắt đầu bán (theo giá SOL)
  • Bonding curve= cơ chế giá nào bạn muốn chọn linear curve/exponential curve (đường cong tuyến tính / đường cong hàm mũ, tính theo %)
  • Delta = linear curve (đường cong tuyến tính) , đó sẽ là phần tăng thêm (giá SOL) mà bạn muốn mua NFT tiếp theo của bộ sưu tập. Exponential curve (theo %),  đó sẽ là mức tăng (tính bằng%) mà bạn muốn mua NFT tiếp theo của bộ sưu tập
  • Nhấn “+ select NFTs” để add tài sản của mình vào Pool.

spaces%2FPE8hrpdw9YXz530NlzgR%2Fuploads%2Fak4YTGvXKL3yIGg0ahfU%2Fimage

Bước 5: Chọn “create pool” . Ký xác nhận giao dịch và lệnh của bạn sẽ được thực hiện.

Cách tạo two-sided liquidity pools

Bước 1: Vào mục “my pools” góc phải và nhấn “+ create pool”.

Bước 2: Chọn một NFT trong bộ sư tập mà bạn muốn bán và mua.

spaces%2FPE8hrpdw9YXz530NlzgR%2Fuploads%2FWJdUJiNbbYXtk4R5HfXd%2Fimage

Bước 3: nhấn chọn “do both and earn trading fees”

Bước 4: Chọn cài đặt một số thông số sau cho pool:

  • Fee: phí mà bạn muốn nhận được (tính theo %)
  • Spot price: giá khởi điểm mà bán muốn bán NFT (theo giá SOL)
  • Bonding curve= cơ chế giá nào bạn muốn chọn: linear curve/exponential curve (đường cong tuyến tính / đường cong hàm mũ, tính theo %)
  • Delta: linear curve (tính theo SOL), exponential curve (tính theo %)
  • Nhấn “+ select NFTs” để add tài sản của mình vào Pool.
  • Chọn “create pool” . Ký xác nhận giao dịch, lệnh của bạn sẽ được kích hoạt và chỉ chờ nhận phí giao dịch.

Cách chỉnh sửa pool đã tạo

Bước 1: Vào mục “my pools” góc phải và thấy danh sách các pools đã tạo.

Bước 2:Chọn pool mà bạn muốn chỉnh sửa.

Bước 3: bạn có thể thay đổi giá và thêm hoặc thay đổi tài sản NFT của mình

Bước 4: bạn chỉnh sửa xong, nhấn ” Save Changes” và nó HadeSwap sẽ tự động tạo pool mới cho bạn.

Cách nhận phí giao dịch 

Bước 1: Vào “My pools” góc phải và bạn sẽ thấy danh sách các pools mình tạo

Bước 2: chọn pool mà bạn muốn rút phí giao dịch về , nhấn vào nút “withdraw”

Bước 3: kí xác nhận giao dịch và phí sẽ về ví của bạn.

tin liên quan