Thời trang đã ứng dụng NFT và metaverse như thế nào?

Ngành thời trang cũng sẽ không nằm ngoài xu thế mới của thời đại, các nhãn hàng đình đám Web2 đã dần gia nhập vào giới NFT và metaverse.

A Look at NFT Fashion: How NFTs will Change Fashion Industry

NFT và Metaverse đã thổi một là gió mới vào ngành công nghiệp thời trang truyền thống. Giờ đây, Metaverse đã trở thành lãnh địa mới mà ngành thời trang đang muốn du nhập vào. Sự thức thời và hội nhập nhanh chóng đã thúc đẩy các ông lớn trong ngành thời trang không ngừng nỗ lực để thương mại hóa NFT những sản phẩm vật lý của mình. Với mục tiêu cải thiện nhận thức về sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng. NFT và metaverse sẽ trở thành xu hướng nóng nhất trên sàn diễn thời trang năm nay.

Hành trình gia nhập NFT Và metaverse của các nhà mốt

NFT

Tiêu biểu, đó chính là Nike đã dẫn đầu xu hướng thành công định hình thương hiệu trong Web3 khi mua lại Studio RTFKT. Những đôi Sneaker NFT đã mang về nguồn nhập khủng. RTFKT cho ra mắt dòng sản phẩm kết hợp cùng Fewocious. Trong đợt chào bán đầu tiên, hãng tung ra 3 thiết kế sneakers với 3 mức giá 10.000 USD, 5.000 USD và 3.000 USD cho một đôi. Chỉ trong 7 phút, hơn 600 đôi giày “ảo” đã bán sạch , giúp nhãn hàng thu về 3,1 triệu USD. Hiện tại, 46.044 USD là số tiền cao nhất các “dân chơi” bỏ ra để sở hữu một đôi giày ảo phiên bản giới hạn.
giay ao anh 2

Đây chỉ là khởi đầu của trào lưu. RTFKT Studios cho biết rất nhiều thương hiệu lớn và người nổi tiếng đã liên hệ với họ để hợp tác. Điều này làm tăng triển vọng của giày ảo. Pagotto- Co founder của RTFKT đã chỉa sẻ:

“ĐÂY LÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG CỦA THƯƠNG HIỆU. CHÚNG TÔI LÀ THƯƠNG HIỆU VÌ CỘNG ĐỒNG, NÊN BẠN CŨNG LÀ MỘT PHẦN CỦA CÔNG TY. VÌ NẾU CÔNG TY KINH DOANH TỐT, NFT MÀ BẠN ĐÃ MUA SẼ TĂNG CAO. DO VẬY, BẠN VỪA LÀ KHÁCH HÀNG VỪA NHƯ MỘT CỔ ĐÔNG”

Vào tháng 10/2021 Dolce & Gabbana ra mắt bộ sưu tập NFT “The Impossible Tiara” hay BST “Realta Parallela” gồm áo hoodie NFT, áo phông và giày thể thao đã thu về một con số ấn tượng hơn triệu đô. Đây là một con số kỷ lục của ngành thời trang khi tung ra một NFT – vốn dĩ thường được các thương hiệu xem như một phép thử cho một nguồn doanh thu mới. Tiếp nối thành công ban đầu, Dolce & Gabbana giờ đây đã xúc tiến những kế hoạch dài hạn để phát triển nhiều hơn các bộ sưu tập NFT trong tương lai.

Tháng 5/2021, Gucci đã “trình làng” bộ sưu tập mang tên “Aria” được bán đấu giá trên sàn Christie’s danh tiếng, thu về 20.000 đô. Ngoài ra, Gucci còn hợp tác bán các sản phẩm và mở triển lãm trưng bày trên Roblox. Triển lãm của Gucci mang tên “Archetypes Gucci Garden” trong Roblox được tổ chức vào tháng Năm 2021.

Mối quan hệ giữa thời trang và metaverse đã có những gì đáng chú ý?

Vào tháng 8, thương hiệu Burberry cũng đã đưa bộ sưu tập NFTs phiên bản giới hạn vào tựa game lừng danh “Blankos Block Party” của Mythical Games. Các sản phẩm được bán với tổng giá trị khoảng 375,000 đô.

clothing apparel soccer ball team sport team sport football soccer sports outdoors

Louis Vuitton là công ty thời trang tiên phong trong ngành công nghiệp game, với nhiều lần hợp tác cùng hãng game nổi tiếng Riot Games và ra mắt sản phẩm mang tên “League of Legends”. Rõ ràng là các thương hiệu cao cấp đang muốn tạo ra sự khác biệt, thúc đẩy chiến dịch marketing mới mẻ,  thu hút giới trẻ (phần lớn là GEN-Z) thông qua các trò chơi điện tử đình đám.

Prada đã công bố bộ sưu tập NFT “Timecapsule”, được sử dụng để liên kết NFT với các mặt hàng như áo sơ mi phiên bản đặc biệt.

Balenciaga đã ra mắt BST Fall 2021 của mình thông qua một ứng dụng trò chơi và hợp tác với trò chơi điện tử Fortnite để tạo ra một số “skins” cho các nhân vật. .

Addidas đã gia nhập vào Metaverse và NFT khi hợp tác với bộ sưu tập Blue-chip đình đám BYAC

person human

Ngay cả Barbie cũng tham gia nhập vào thới giới NFT và metaverse. Barbie hợp tác với Balmain cho ra đời bộ sưu tập quần áo may sẵn, phụ kiện và một loạt NFT. clothing apparel coat raincoat person human

Gần đây, Tiffany & Co. công bố chương trình dành cho các sản phẩm trang sức tùy chỉnh với những nguời sở hữu của CryptoPunk NFTs, tập trung vào tài sản NFTiffs của công ty. Để có được một mặt dây chuyền, chủ sở hữu CryptoPunk cần mua một NFTiff trị giá 30 ETH (tương đương khoảng 50.000 USD). Sau đó, NFT này sẽ được chuyển đổi thành một mặt dây chuyền do Tiffany thiết kế riêng, hoặc một NFT y vật phẩm thực tế, tùy theo ý khách hàng.

image?url=https%3A%2F%2Fwww.datocms assets.com%2F56778%2F1659921111 ntfiffs 2 tiffany

Lợi ích và bất cập

Lợi ích

  • Vì NFT có thể mang lợi cho chủ sở hữu những lợi ích độc quyền. Các nhà mốt có thể ra nhiều bộ sưu tập khác nhau để thu hút người dùng. Điều này giúp thương hiệu có lợi thế xây dựng lòng trung thành với nhóm người khách hàng gắn bó.
  • Chi phí rẻ, tối ưu hoá lợi nhuận. Ít rủi ro về hàng tồn kho hơn, vì giờ đây họ chỉ cần sản xuất các sản phẩm vật lý tương ứng với số lượng NFT đã mua.
  • Khi mua NFT, bạn có thể dùng làm Avatar để “khoe” trên mạng xã hội. Đây cũng là hình thức marketing tốt nhất mà nhãn hàng muốn hướng đến.
  • Sự kết hợp vật lý với công nghệ kĩ thuật số đến đây vẫn chưa dừng lại. Vì sau vài tuần, đôi giày thể thao mà khách hàng đặt sẽ được giao đến, trong chứa một chip NFC để người mua có thể quét bằng điện thoại của họ. Chip này sẽ dẫn đến một NFT  chứng minh tính xác thực của đôi giày, đồng thời tích hợp một vài lợi ích khác từ nhà cung cấp dành riêng cho chủ sở hữu.
  • Đại dịch Covid đã chứng minh rõ hơn về tầm quan trọng và sự tiện ích của NFT và metaverse trong ngành công nghiệp thời trang. Trong thời gian lockdown, nhờ Metaverse, người dùng có thể mua sắm ở các cửa hàng kỹ thuật số và thậm chí còn có tính năng “thử trước khi mua”, cũng như có thể nhìn ngắm các mặt hàng đầy đủ 360 độ. Khách hàng cũng có thể phóng to và xem xét tất cả các chi tiết của bộ quần áo đó trước khi mua sắm trực tuyến.

Bất cập 

  • Về cơ bản, mua NFT của một số nhãn hàng thời trang hiện nay là hình thức đặt hàng trước. Vì vậy, khách hàng phải chờ khá lâu mới nhận được sản phẩm. Ví dự như Tiffany & Co. ra mắt vào 2022 nhưng đến tận 2023  mới cung cấp mặt dây chuyền CryptoPunks tùy chỉnh.
  • Hiện tại, NFT chưa thực sự phổ biến với người dùng crypto nói chung và non- crypto nói riêng. Cách làm này có thể tăng thêm số bước quy trình mua hàng phức tạp. Trải nghiệm khách hàng liên quan đến việc mua NFT vẫn còn nhiều lỗi. Các vấn đề như thời gian chờ để xử lý lên đến vài giờ. Điển hình là việc bán áo khoác NFT của RTFKT trong tháng 7 vừa qua gây phiền nhiễu cho khách hàng và công ty phải lên tiếng xin lỗi.
  • Vì những lý do trên mà mô hình vật lý – kỹ thuật số có thể phù hợp với các sản phẩm giới hạn hoặc vô cùng đặc biệt mà người mua hàng sẽ phải nỗ lực chờ đợi để có. Còn đối với một chiếc sơ mi hay quần jean bình thường, khách hàng có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi phải trải qua nhiều bước quá rườm ra và phức tạp.

Kết luận:

Theo Fortune Magazine.

“CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG BIẾN METAVERSE THÀNH HIỆN THỰC MANG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH THU HẰNG NĂM HƠN 1.000 TỶ USD VÀ CÓ THỂ CẠNH TRANH VỚI CÁC CÔNG TY WEB 2.0 TRỊ GIÁ 15.000 TỶ USD HIỆN NAY”

Ứng dụng NFT và metaverse của các thương hiệu đã vượt xa khỏi biên giới của những thử nghiệm hay chỉ đơn thuần là nghệ thuật. Mà giờ đây nó là giao lộ nơi mà ngành thời trang truyền thống nỗ lực NFT hoá sản phẩm vật lý của mình để thúc đẩy doanh số. NFT cũng như metaverse là mảnh đất màu mỡ vô cùng tiềm năng để các thương hiệu thời trang xa xỉ đặt mục tiêu mở rộng hoạt động, tối ưu hoá chi phí, nâng mức độ nhận diện và hơn hết, làm nổi bật bản sắc thương hiệu.

 

 

tin liên quan