Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?

Gaming được coi là biên giới tiếp theo cho việc áp dụng tiền điện tử / web3 nhưng mô hình P2E hiện tại không bền vững. Một số vấn đề:

  1. P2E == ponzinomics

  2. Trò chơi P2E không thú vị

  3. Nhà kinh doanh NFT không phải là game thủ

  4. Tokenomics khuyến khích việc bán hàng

  5. NFT cắt giảm lợi nhuận dài hạn

  1. P2E == PONZINOMICS

Trò chơi P2E bị cản trở bởi “ponzinomics”.

Các nhà đầu tư mua tài sản NFT. Các nhà đầu tư thuê các game thủ để chơi trò chơi bằng cách sử dụng các NFT nói trên. Các game thủ kiếm được tiền dưới dạng một native token (token của một mạng blockchain). Các nhà đầu tư và game thủ bán token đó cho các nhà đầu tư mới.

Chu kỳ cứ thế lặp lại.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?

Đây là một mô hình “ponzi” vì nó đòi hỏi nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào trò chơi hơn để cung cấp thanh khoản thoát hàng cho các nhà đầu tư hiện tại. Mọi người đều hạnh phúc miễn là dòng tiền mới cứ tiếp tục chảy vào.

Tuy nhiên, luôn có một điểm đột phá. SLP (Axie) và GST (STEPN) đều đạt đến điểm đột phá đó.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Chart SLP – token trả thuởng của Axie Infinity
Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Chart GST – Token trả thuởng của STEPN
  1. TRÒ CHƠI P2E KHÔNG VUI

Tại sao mọi người ngừng chơi trò chơi khi họ không còn kiếm được tiền? Bản thân các trò chơi đó không được phát triển đủ tính năng để trở nên thú vị.

Có hai lý do:

  1. Xây dựng một trò chơi hay cần nhiều thời gian và tài nguyên
  2. Solidity devs (Lập trình viên Blockchain) khác với Creative game devs (Lập trình viên sáng tạo trò chơi)
Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Mỗi một dev sẽ có 1 vai trò riêng
  1. NFT TRADERS KHÔNG PHẢI LÀ GAME THỦ

Vì chi phí trả trước khá lớn để mua các NFT cần thiết:

1 Hầu hết các game thủ không thể trả được mức phí tham gia trò chơi. Ngay cả các trò chơi AAA cũng có giá tối đa là 70 đô la.

  1. Chỉ trader / flipper (những người mua đi bán lại liền, nhiều vốn) mới đủ khả năng mua NFT.
  2. Game thủ được thuê bởi Nhà đầu tư chỉ chơi vì tiền.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?

Điều này dẫn đến điều trớ trêu số 1 của trò chơi P2E:

Quá nhiều tiền để có thể gia nhập / trải nghiệm game đối với người chơi thông thường.

Tốn quá nhiều thời gian để chơi đối với những cá voi crypto.

Khi các nhà đầu tư nắm giữ NFT không thực sự chơi trò chơi, các nhà phát triển không nhận được phản hồi nào và trò chơi dần dần chết -> token của game và giá sàn NFT lao dốc.

  1. TOKENOMICS KHUYẾN KHÍCH TẬP TRUNG VÀO VIỆC BÁN RA
Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Token chỉ có giá trị khi nó đổi ra được tiền pháp định (Fiat)

Token-hệ sinh thái thường chỉ kích hoạt một tiện ích duy nhất (hàng hóa, NFT, v.v.) + đội ngũ ăn % trên tất cả các giao dịch + nắm giữ một lượng % của tổng cung token.

Vấn đề đặt ra ở đây: Đối với bất kỳ ai, để tạo ra tiền “có thể sử dụng được”, họ phải bán ra. Ý tôi là gì?

Token gốc của game chỉ có thể được sử dụng trong trò chơi. Điều đó có nghĩa là số lượng tiện ích của những token bên ngoài vượt trội hơn rất nhiều so với token dùng trong trò chơi.

Ví dụ: Tôi chỉ có thể mua NFT với $SOL $ETH. Tôi chỉ có thể trả tiền thuê nhà, mua đồ ăn và đi nghỉ bằng USD.

Là một phần của đội ngũ phát triển, cách duy nhất tôi có thể trả thuế cho những chi phí hoặc lợi nhuận từ hàng hóa của mình là chuyển đổi token sang $ETH và sau đó là USD.

Ngoài ra, nếu cách duy nhất mà nhóm phát triển kiếm được tiền là thông qua định giá của giá token, họ sẽ cần bán thành USD để sử dụng trong thế giới thực.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Dev có một ý tưởng, biến nó thành 1 token và bán token đó để lấy USD!?
  1. NFTS GÂY SUY GIẢM LỢI NHUẬN DÀI HẠN

Mô hình P2E chỉ có thể chọn 1 trong 2:

  1. tạo ra rào cản gia nhập cao với các NFT đắt tiền.
  2. cân bằng trong việc quản lý các tiện ích giữa các NFT miễn phí và NFT trả phí.
Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Play-to-earn, vừa chơi game vừa kiếm tiền, thật sự rất hấp dẫn.
  1. Đối với các trò chơi chỉ cho phép tham gia với các NFT đắt tiền, chúng ngăn cản các game thủ “free to play” (chơi miễn phí, không bỏ tiền) trải nghiệm trò chơi và yêu thích nó.

Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng người dùng trong dài hạn và các giao dịch nhỏ đầy tiềm năng.

  1. Đối với các trò chơi cho phép NFT miễn phí và trả phí tham gia, họ sẽ phải vật lộn với việc liên tục thưởng các NFT trả phí OG (Original Gangster – những người đầu tư sớm) trong khi vẫn làm cho trò chơi cân bằng cho những người sở hữu NFT miễn phí.

Ngoài ra, để trò chơi phát triển trong dài hạn, các OG phải được cân nhắc trong mọi tình huống.

Thay vì doanh thu tiềm năng liên tục từ những người dùng trung thành nhất của bạn thông qua phí đăng ký hoặc các skin (trang phục cho nhân vật/vũ khí/vật phẩm trong trò chơi), các OG nhận chúng miễn phí, cắt giảm lợi nhuận tiềm năng nếu bạn đi theo con đường không tập trung vào web3.

Người mua NFT mong đợi rằng họ nhận được nhiều giá trị và tiện ích hơn những gì họ đã trả.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Những bộ skin game cũng có thể trở thành NFT

OK … vậy làm thế nào để P2E có thể trở thành một mô hình kinh doanh khả thi? Họ phải tuân theo 3 nguyên tắc chính:

  1. Thiết kế trò chơi hấp dẫn trước. NFT là cái để cân nhắc sau.
  2. Kiếm tiền từ những gì không thể kiếm được trong web2.
  3. Tận dụng tính tập thể và phần thưởng cho sự trung thành.
Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Breath of the Wild, một tựa game với gameplay cực kỳ hấp dẫn
  1. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HẤP DẪN TRƯỚC. NFT LÀ CÁI THỨ 2

Các trò chơi phổ biến nhất từ ​​Fortnite và Minecraft đến Elden Ring và Breath of the Wild đều có chung một đặc điểm:

Chúng được thiết kế đẹp mắt và thú vị để chơi.

Tiện ích trò chơi = Sự vui vẻ. Đó là điểm cần chú ý.

Lý do Fortnite mang về hàng tỷ đô la dù chỉ là một trò chơi miễn phí không có cơ chế pay-to-win (trả tiền để giành chiến thắng) là vì mọi người yêu thích trò chơi đến mức họ muốn avatar (nhân vật đại diện của người chơi) của họ nổi bật với những bộ quần áo độc đáo và những điệu nhảy tuyệt vời.

Chúng ta đều biết Fortnite đang kiếm tiền từ những thiết kế trò chơi đáng kinh ngạc.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Số tiền người chơi bỏ ra để mua skin đem về cho Fornite hàng tỉ đô la
  1. KIẾM TIỀN TỪ NHỮNG THỨ KHÔNG THỂ KIẾM ĐƯỢC VỚI WEB2

Web3 cho phép người chơi sở hữu tài sản mà họ tích lũy được đồng thời cho phép trò chơi kiếm tiền từ việc giao dịch những tài sản đó.

Tuy nhiên, các công ty phải suy nghĩ kỹ về những gì họ biến thành NFT. Điều đó nghĩa là gì?

Ví dụ: Hãy tưởng tượng một trò chơi phát hành một skin NFT phiên bản giới hạn. Trước khi có web3, họ dự định bán được 1 triệu bản với giá 10 đô la.

Nếu skin là NFT, vẫn có thể có 1 triệu bản sao được giao dịch, nhưng 30% sẽ ở trên thị trường thứ cấp. Giờ đây, họ kiếm được ít tiền hơn vì X% tiền bản quyền sẽ luôn nhỏ hơn 100% doanh số bán hàng trực tiếp trên thị trường sơ cấp.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Một chợ giao dịch item và skin của game Dota 2

Đây là phép toán nhanh:

S = Giá bán trung bình trên thị trường thứ cấp

R = % Tiền bản quyền

S <10 đô la vì đây là phiên bản giới hạn và người chơi có thể mua trực tiếp từ nhà cung cấp với giá 10 đô la, không có lý do để họ mua giá cao hơn trên thị trường thứ cấp.

R <100%

Web2: 1 triệu * 10 đô la = 10 triệu đô la

Web3: 700 nghìn * 10 đô la + ( 300 nghìn * S) * R% <$ 10M

Web2 lợi nhuận cao hơn Web3. Web2 > Web3, ái chà.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Một skin đẹp là sở hữu vĩnh viễn của game thủ, tại sao không?

Bởi vì các nhà phát triển trò chơi không còn kiểm soát thị trường giao dịch, tiền bản quyền thứ cấp X% không tốt hơn việc bán qua thị trường sơ cấp.

Có thể trong dài hạn, doanh số bán thứ cấp + một ít được bán trên thị trường sơ cấp  > tổng doanh thu sơ cấp. Chúng ta cần phân tích lợi ích chi phí, chứ không chỉ “NFT hoá mọi thứ” một cách mù quáng.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Không phải tất cả trò chơi kiếm tiền đều cần tạo ra token

Đây là một ví dụ ngược lại. 

Hãy tưởng tượng tất cả những người chơi trò chơi của bạn đều nhận được một NFT miễn phí ở cấp độ 0. Một người chơi đạt đến cấp độ 100 và quyết định bán nó.

Trò chơi kiếm tiền bản quyền từ một tài sản kỹ thuật số mà họ không thể kiếm tiền trong web2. Người chơi kiếm được một số tiền từ việc cày cuốc của họ.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Cày cuốc cũng là một cách tạo ra thu nhập.

Đây là một ví dụ tốt hơn về việc tận dụng web3 vì hầu hết các level (cấp độ) 100 chỉ là một yêu cầu đầu vào.

Bây giờ, bạn đã kích hoạt một số hành vi tích cực sau:

– Người chơi OG được thưởng cho thời gian chơi của họ

– Người chơi mới tiết kiệm thời gian cày cuốc

– Trò chơi kiếm được X% tiền bản quyền

  1. KHẢ NĂNG THU PHÍ VÀ PHẦN THƯỞNG TRUNG THÀNH.

Battle Pass (một loại gói mở rộng / nâng cấp trong trò chơi với nhiều nhiệm vụ và phần thưởng hơn, thường được bán dưới dạng vé tham gia) là một lựa chọn phổ biến để kiếm tiền từ những người chơi trung thành của bạn. Với tư cách là NFT, chúng có thể giao dịch dưới dạng đồ sưu tầm sau khi mùa giải kết thúc.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Battle Pass của Dota 2

Một lần nữa, bạn đã khai thác vào một thị trường mới và tạo ra giá trị mới từ hư vô.

Và tại sao ai đó lại muốn thu thập nhiều vé Battle Pass đã hết hạn? Thêm tiện ích thực vào đó.

Ví dụ: Bất kỳ ai sở hữu lượng Battle Pass thời hạn 1 năm trở lên sẽ được mời tham dự một bữa tiệc thường niên để gặp gỡ những người chơi khác hoặc họ có thể tham gia vào một giải đấu với những phần thưởng hấp dẫn.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Những NFT để tạo thành một cộng đồng cũng đáng để suy nghĩ

TÓM TẮT

NFT là một công nghệ rất thú vị khi được sử dụng đúng cách và cân nhắc trong trò chơi P2E.

Tuy nhiên, trải nghiệm của những trò chơi hiện tại quá tồi, và những cấu trúc khuyến khích chơi không có ý nghĩa gì cả. Ngoài ra, các token không phù hợp với mọi thể loại trò chơi P2E.

“Earn” ở đây có thể là việc bán một NFT đã được tăng cấp sau khi cày cuốc.

Play-to-earn (P2E) làm thế nào để có thể trở thành một ngành kinh doanh bền vững?
Những giải đấu cũng là thứ giá trị NFT có thể thêm vào.

Bạn phải suy nghĩ về cách cung cấp giá trị cho nhiều kiểu người khác nhau tham gia vào trò chơi của bạn – nhà đầu tư, game thủ và game thủ hard core (những người chuyên cày cuốc). 

Bạn sẽ tận dụng NFT trong trò chơi như thế nào? 

tin liên quan