Chăm sóc khách hàng cần dễ chịu, thuận tiện và xuyên suốt

Marketing cho thương hiệu thời kỳ suy thoái – Làm sao tạo được trải nghiệm khách hàng xuyên suốt? 

Đứng trên cương vị là một người tiêu dùng, khi túi tiền của mình đang dần cạn đi, mình ít quan tâm về thương hiệu hay là “quán ruột” hơn. 

Suy thoái Kinh tế 

Biều đồ của IMF cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ đi xuống trong năm 2023.

IMF tình hình kinh tế vĩ mô trong 3 năm
Dự đoán tăng trưởng Kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền tệ thế giới

Điều này phần nào đó đã được chứng minh bởi thông tin sa thải lượng lớn nhân viên bởi hàng loạt tập đoàn toàn cầu hàng đầu như:

  • Amazon sa thải 10.000 nhân viên 
  • Twitter sa thải 50% nhân sự 
  • Meta (Facebook) 
  • Tesla
  • Ford
Các công ty hàng đầu sa thải nhân viên
Các công ty hàng đầu sa thải nhân viên

Điều thứ 2 cũng rất rõ ràng là lạm phát. Mình đang phải trả nhiều tiền hơn cho các bữa ăn những món đồ tiêu dùng thường xuyên. 

Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào Q3 2022
Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào Q3 2022

Lạm phát và thất nghiệp (hoặc công ty giảm lương) đến cùng lúc có thể là đòn double sát thương. Nếu mình không làm gì đó, nếu không hoạch định lại thói quen chi tiêu, có thể mình sẽ tự mắc kẹt trong vòng xoay tiền bạc: đầu tháng hoang phí, giữa tháng ăn mì, cuối tháng vay mượn, đầu tháng sau lại trả nợ và tiêu hoang. 

Khách hàng thay đổi hành vi và tư duy 

Cá nhân mình cũng sẽ các bạn trẻ khác rồi cũng phải lùi về 1 bước. Khi mà tình hình kinh tế đang khó khăn hơn, mức lương không tăng nhưng lạm phát tăng rất đáng kể. Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, nếu vẫn giữ thói quen chi tiêu cũ, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào các rắc rối tiền bạc.

App giao do an scaled

Một cách mới đây mình hay dùng để tiết kiệm 1 khoản chi tiêu rất đáng kể – tiền ăn uống là dùng các mã giảm giá trên các app đặt đồ ăn. Với các app online như thế này, mình có nhiều sự lựa chọn hơn. Để tối ưu giá mua hàng, mình chọn các quán hay cửa hàng có các chương trình khuyến mãi.

Như vậy để tiếp cận với các khách hàng như mình, các cửa hàng, công ty như thế này đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền. Tuy nhiên, sau khi đã tiếp cận được khách hàng, họ có đủ hấp dẫn để níu chân khách hàng lại không? Không ai có thể tặng mã giảm giá, duy trì các chương trình khuyến mãi mãi mãi được. Nếu quán đó hết mã, mình sẽ ngay lập tức đi tìm quán khác. Đương nhiên, ngon – bổ – rẻ thì ai cũng muốn, nhưng nó khó. Trong hoàn cảnh hiện tại, mình ưu tiên rẻ hơn.

Thế nào là trải nghiệm không xuyên suốt?  

Mình hiểu rằng các nhãn hàng cũng đang cố gắng thay đổi hướng tiếp cận chăm sóc khách hàng để nâng cao sự trung thành của họ. Ví dụ mình hay mua ở Bách Hóa Xanh và đã cài đặt app tích điểm của họ. Tuy nhiên, app này lại không dùng được ở những khu vực khác như Bình Dương hay là các chuỗi khác cùng hệ sinh thái như Thế Giới Di Động hay chuỗi bán quần áo AVAFashion. 

App scaled

Nhìn lại cái màn hình chính điện thoại, có đến 20 cái app tương tự như vậy. Thật sự mình chỉ tải về, dùng 1 – 2 lần và sau đó là chặn thông báo app. 

Dưới góc nhìn Marketing, chúng ta phải làm sao để khách hàng thực sự thoải mái khi được chăm sóc, thay vì sự phiền hà vẫn thường thấy. 

Đi tìm câu trả lời ở đâu? 

Câu trả lời có lẽ là một giải pháp kết nối tổng thể dữ liệu mua sắm của khách hàng; chỉ kết nối chứ không theo dõi. Khách hàng đang cần những thứ gì đó như là All in One, một chạm hay tương tự,… 

Liệu ai có thể giải quyết vấn đề này? 

tin liên quan