Hướng dẫn sử dụng Etherscan để khám phá insight từ dữ liệu onchain

Etherscan là trình khám phá (explorer) chính thức của blockchain Ethereum, ghi lại các giao dịch và tài sản lưu chuyển giữa các ví, hợp đồng thông minh,  … nên chúng chứa rất nhiều thông tin về cá voi, động thái của nhà đầu tư.

Giao diện chính của Etherscan 

Home

Giao diện Etherscan
Giao diện Etherscan

Thanh công cụ

Nếu trên giao diện Home không có thứ bạn cần tìm bạn có thể nhìn lên thanh công cụ (tool bar) để khám phá thêm nhiều chức năng mới. Một số chức năng phổ biến nhất mình sẽ highlight lên nhé!

Tool bar trên Etherscan
Tool bar trên Etherscan

Đăng nhập tài khoản sẽ giúp chúng ta lưu lại những cài đặt, đặt thêm các cảnh báo nên là anh em nào sử dụng thường xuyên thì nên đăng nhập nha.

Phần giao dịch là phần chúng ta thường truy cập nhiều nhất.

Thông tin chi tiết của giao dịch

Thông tin chi tiết của 1 giao dịch onchain
Thông tin chi tiết của 1 giao dịch onchainThông tin chi tiết của 1 giao dịch onchain
  • Transaction Hash (viết tắt là TxHash): Đây là mã giao dịch, giúp nền tảng dễ dàng theo dõi và truy xuất, mỗi giao dịch có 1 mã độc nhất.
  • Status: Đây là trạng thái của giao dịch (gồm Thành công, đang xác thực và Thất bại).
  • Block: Giao dịch này được thực hiện trên block nào.
  • Timestamp: Thời điểm khối nói trên được xác thực.
  • From: Người gửi giao dịch.
  • To: Người nhận giao dịch.
  • Value: giá trị tài sản của giao dịch
  • Transaction fee: Phí giao dịch (tính bằng ETH), số tiền này trả cho validator.
  • Gas Price: tính bằng Gwei  (1 ETH= 1,000,000,000 Gwei)
  • Gas Limit & Usage by Txn: Đây là giới hạn phí gas mà bạn có thể chấp nhận, vượt qua mức này, giao dịch sẽ tự động ngắt. Con số phần trăm phía sau thì phần phí mà giao dịch này tiêu hao.
  • Gas Fees: mức phí gas của giao dịch mà người dùng muốn trả.
  • Nonce: Số đếm giao dịch. Ban đầu con số này sẽ là 0 và sẽ tăng dần lên 1 đơn vị sau mỗi giao dịch. Mục đích của chỉ số này để đảm bảo không xuất hiện tình trạng double-spending (một lúc thực hiện 2 giao dịch, trong khi thực tế số dư chỉ trừ một).
  • Input Data: dùng để phân biệt các loại giao dịch

Các dạng giao dịch 

Mỗi địa chỉ người dùng sẽ được xem là một EOA.

Sẽ có 3 dạng giao dịch sau đây:

Người dùng gửi cho người dùng

Ví dụ khi bạn gửi ETH cho một ví khác, nếu kiểm tra Input Data thấy: 0x thì nó thuộc dạng này.

Giao dịch tạo lập smart contract

Tiếp theo là dạng người dùng tạo smart contract. Lúc này, Input Data sẽ là thông tin mà người tạo lập này muốn ghi chú về smart contract. Thường thì các dự án khi issue token, họ sẽ phải tạo smart contract bằng giao dịch này. Khi tìm kiếm một token để add vào ví, bạn cũng có thể dùng địa chỉ smart contract của token đó để tìm kiếm dễ dàng hơn.

Nhưng hãy đảm bảo là địa chỉ này là chính xác nhé. TIps là bạn nên xem trên Coingecko để giảm thiểu scam.

Giao dịch tạo smart contract (Etherscan)
Giao dịch tạo smart contract (Etherscan)

Chuyển ETH từ ngoài vào smart contract

Lúc đó yêu cầu của người dùng sẽ gửi đến Global State (giống mạng lưới tổng), từ đó hệ thống sẽ trừ số dư ETH của họ và tăng số dư  ETH của smart contract lên.

Chúng ta sẽ có một biến thể, tức vừa là giao dịch giữa người với người, nhưng lại có smart contract chen vào giữa. Dạng giao dịch này là giao dịch người dùng A chuyển token ERC-20 cho người dùng B.

Khác với việc chuyển ETH, nơi người dùng sẽ gửi yêu cầu lên Global State, thì khi giao dịch ERC-20, người dùng (tức EOA) sẽ phải tương tác với smart contract. Mỗi token như UNI, SUSHI sẽ có một địa chỉ smart contract riêng, và khi chuyển các token ERC-20 này, về bản chất là bạn đang yêu cầu smart contract trừ số dư của mình và nâng số dư của người nhận lên.

Chuyển ETH từ ngoài vào smart contractChuyển ETH từ ngoài vào smart contract
Chuyển ETH từ ngoài vào smart contract

Từ đó, trong mục Input Data sẽ có những thông tin liên quan đến smart contract này. Ví dụ, giao dịch mẫu trên đây có hàm transfer, tức là chuyển tiền từ anh A đến anh B.

 

tin liên quan